Giáo án VNEN bài Điện năng - Công - Công suất điện (T4)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Điện năng - Công - Công suất điện (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 11: ĐIỆN NĂNG. CÔNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN (T4)

 

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng. Chỉ ra được sự chuyển hóa các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện như cácloại  đèn điện, bàn là, quạt điện.

- Nêu được ý ngĩa con số oát ghi trên dụng cụ điện.

- Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện.

- Phát biều được định luật Jun- len –xơ.

  1. Kĩ năng

- Vận dụng công thức P = U.I  để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.

- Vận dụng công thức A = P.t = UIt để tính được một đại lượng khi biết các đại

- Vận dụng được định luật để giải quyết các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II- TRỌNG TÂM

- Điện năng

- Công suất điện, công của dòng điện

- Định luật Jun-len-xơ

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

-  Chuẩn bị phiếu học tập, đồ dùng thí nghiệm

+ Công tơ điện.

+ Thí nghiệm H11.2, H11.3

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh

- Chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. 2. Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, học hợp tác giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, lắng nghe và phản hồi tích cực.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân, nhóm

2. Phương pháp: Dạy học nhóm nhỏ

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

4. Năng lực – phẩm chất: NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn; phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Giao nhiệm vụ cho cá nhân HS làm bài tập 5, 6, 7 (SHD- 64, 65) vào vở.

HS: Hoạt động cá nhân.

+ 2 HS lên bảng chữa.

GV: Nhận xét bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Giao nhiệm vụ cho nhóm HS làm bài tập 8, 10 (SHD-65) .

HS: Hoạt động nhóm.

 

 

C. Hoạt động luyện tập

Bài 5:

U = 220V

A= 3,5

P= ?

Công suất của máy khoan  là:

P  = U.I = 220.3,5

              = 770 (W)

 Bài 6:

Dây tóc bóng đèn có  rất lớn so với dây nối => R lớn hơn nhiều với điện trở của dây nối.

 Q = I2Rt mà IĐ = Idây nối => Q toả ra ở dây tóc  > ở dây nối => Dây tóc bóng đèn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng, còn dây nối hầu như không nóng lên.

Bài 7

a, A = I2Rt = (2,4)2.5.300 = 8640(J)

b, Nhiệt lượng của nước nhận được là:

 Q1 = m1.c1. Dt0= 4200.0,2.9,5= 7980(J)

Nhiệt lượng của bình nhôm nhận được là:

Q2 =  m2.c2.t0  = 880.0,078.9,5 = 652,08(J)

=> Q = Q1 + Q2 = 7980 + 652,08

                       = 8632,08 (J)

c,   QA

Nếu tính cả phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh thì: A = Q.

Bài 8 : Hiệu suất của bóng đèn là :

H= .100% = …..

Bài 10: Tóm tắt:

R= 80Ω ; I = 2,5A

a, t1 = 1s =>  Q= ?

b,  V = 1,5l => m= 1,5kg

     t= 250C; t= 1000C

     t= 20’= 1200s, c= 4200J/Kg K  

=> H= ?

c, t3= 3h30’; 1kWh giá 700đ

     => T=

Giải

a, Nhiệt lượng mà bếp toả ra được tính theo công thức của định luật Jun- Len- xơ là: Q = I2Rt1 = (2,5)2.80.1= 500(J)

b, Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 1,5l nước là:

Qi = mc.t = 1,5.4200. (100 - 25)

                = 1,5.4200.75= 472500(J)

Nhiệt lượng mà bếp toả ra trong thời gian 20’ là:

Qtp = I2Rt2 = (2,5)2.80.1200 = 600000(J)

Hiệu suất của bếp là:

H=

c, Công suất toả nhiệt của bếp là:

P = 500 W = 0,5kW

A= P.t = 0,5.3.30 = 45 (kW.h)

Số tiền phải trả cho việc sử dụng điện năng là:

T = 45.700 = 31500 (đồng)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

 Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm bài tập D3- SHD/ 66

HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời.

GV: Chốt đáp án.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

          - Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu tại sao tùy theo vật liệu và tiết diện dây dẫn mà dây chì chỉ chịu được những dòng điện có cường độ nhất định.

HS: Về nhà tìm hiểu có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô.

Sản phẩm: Nộp vào tiết sau.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.