Giáo án VNEN bài Chuyển hóa năng lượng - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Chuyển hóa năng lượng - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 58. CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG (T2)   

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.

– Kể tên được các dạng năng lượng đã học.

  1. Kĩ năng

– Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hóa các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II- TRỌNG TÂM

- Định luật bảo tòa và chuyển hóa năng lượng

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập.

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, học hợp tác giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, lắng nghe và phản hồi tích cực.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu hỏi: Từ hàng nghìn năm trước đây, con người đã mơ ước và tốn nhiều công sức để tìm cách và chế tạo ra một thiết bị máy móc có thể làm việc, giúp con người thực hiện công mà không phải cung cấp cho nó một năng lượng nào cả. Nhưng máy móc này gọi là động cơ vĩnh cửu, có thể làm việc liên tục, không bao giờ ngừng. Theo các em, ước mơ đó có thể thực hiện được không? Vì sao?

HS: HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi chung cả lớp.

GV: tổng hợp ý kiến của HS và ghi trên bảng.

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: học ở trên lớp, nhóm, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV đặt vấn đề bằng cách chuyển giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi thảo luận.

HS: Tiến hành làm thí nghiệm như hình 58.1, thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Ghi kết quả thảo luận nhóm vào vở.

GV: Theo dõi, trợ giúp.

GV – HS: Thổng nhất kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Định luật bảo toàn năng lượng

1, Viên bi chuyển động từ A xuống C:

 Thế năng biến thành động năng, thế năng giảm thì động năng tăng; viên bi chuyển động từ C đến B (vị trí thấp hơn A): động năng biến thành thế năng, động năng giảm thì thế năng tăng. Vì có ma sát nên trong quá trình chuyển động viên bi và máng nóng lên; một phần cơ năng chuyển thành nhiệt năng.

Cơ năng (năng lượng cơ) của viên bi bị hao hụt sau mỗi lần dao động là do ma
sát, vì vậy cơ năng đã chuyển một phần thành nhiệt năng.

Thảo luận:

2. Phương án đúng

– Năng lượng có thể được chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

– Tổng năng lượng trong quá trình chuyển hoá (biến đổi) là không đổi.

– Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu 3

HS: Hoạt động cá nhân

HS- HS: Chấm chéo kết quả.

GV: Chấm điểm 1 vài HS. Thông báo đáp án đúng.

C. Hoạt động luyện tập

3. Phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước bằng phần nhiệt lượng để làm nước nóng lên.

Q = cm(t2 – t1) = 4200.2.60

    = 504000 J = 504 kJ.

D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu câu E3 SHD/154

HS: Về nhà tìm hiểu có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô.

  Nộp vào tiết sau.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.