Giáo án VNEN bài Các yếu tố ảnh hưởng tới điện trở (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Các yếu tố ảnh hưởng tới điện trở (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 10: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐIỆN TRỞ (T1)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu được sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố (chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn)

  1. Kĩ năng

- Vận dụng được công thức tính điện trở R =   để tính một đại lượng còn lại.

- Bố trí và tiến hành được thí nghiệm tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố (chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn)

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II- TRỌNG TÂM

- Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây

- Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây

- Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây vật liệu làm dây dẫn.

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- Chuẩn bị phiếu học tập, đồ dùng thí nghiệm

+ Các dây dẫn cùng loại, cùng tiết diện có chiều dài l, 2l, 3l.

+ 2 đoạn dây cùng chất liệu, cùng l nhưng S khác nhau

+  3 cuộn dây được làm từ các vật liệu khác nhau nhưng có cùng tiết diện và chiều dài

+ Một biến thế nguồn 6V.

+ Một vôn kế 1 chiều có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V.

+ Một ampe kế 1 chiều có GHĐ 1A và ĐCNN 0,01A.

+ Bảy đoạn dây nối.

+ Một khoá K.

+ 1 Bảng điện.

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh

- Chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. 3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, học hợp tác giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, lắng nghe và phản hồi tích cực.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Ở bài trước, HS đã được học về dây dẫn có điện trở; với câu hỏi đặt ra trong hoạt
động khởi động.

HS: Từ kinh nghiệm của HS, kiến thức đã học về tính dẫn điện, cách điện
của các vật, HS có thể đưa ra các ý kiến như điện trở của dây dẫn phụ thuộc vật liệu
làm dây dẫn, kích thước dây,... Tuy nhiên, điều này có đúng không và cụ thể như thế
nào thì cần phải tìm hiểu. HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi chung cả lớp.

GV: tổng hợp ý kiến của HS và ghi trên bảng.

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: học phòng thí nghiệm, cặp đôi, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm

GV: Tổ chức cho cá nhân HS thảo luận trả lời câu hỏi I- 1

+ YC HS làm việc theo nhóm thảo luận và đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán trên.

HS: Nhóm thảo luận đưa ra phương án TN.

GV: Chốt phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán theo H10.1.

Hoạt động cả lớp

+ H10.1 Có những dụng cụ nào?

+ Các dây dẫn có đặc điểm gì?

+ Mắc vôn kế và ampe kế nhn với dụng cụ cần đo?

GV: Tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm và điền kết quả vào bảng 10.1

HS: Tiến hành thí nghiệm thống nhất kết quả điền vào bảng.

GV: theo dõi hỗ trợ HS.

GV: Chốt.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I- TÌM HIỂU SỰ PHỤ THUỘC DÂY DẪN VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN

Dự đoán: điện trở của dây dẫn có chiều dài lần lượt là l, 2l, 3l, có tiết diện như nhau và cùng làm từ một vật liệu.

R2 = 2R1

R3 = 3 R1.

 

 

 

 

 

 

Kết luận: Điện trở của dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một vật liệu  tỉ lệ thuận với chiều dài của dây dẫn thì:

.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Chuẩn bị Phiếu BT

Câu 1: Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều dài 20cm và điện trở 5W. Dây thứ hai có điện trở 8W. Chiều dài dây thứ hai là: 

A. 32cm.    B.12,5cm.    C. 2cm.  D. 23 cm

Câu 2: Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là l1,l2. Điện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện :

 A.=.                   B.  = .

C.  R1 .R2 = l1 .l2 .          D.  R1 .l1 = R2 .l2 .

Câu 3: Chọn câu trả lời sai: Một dây dẫn có chiều dài l = 3m, điện trở R = 3 W , được cắt thành hai dây có chiều dài lần lượt là l1=, l2 = và có điện trở tương ứng R1, R2 thỏa:

A.   R1 = 1W

B.   R2  =2W

C.   Điện trở tương đương của R1 mắc song song với R2 là RSS =W

D.   Điện trở tương đương của R1 mắc nối tiếp với R2 là Rnt = 3W

Điện trở của một dây là bao nhiêu?

HS: Cá nhân hoàn thiện, trao đổi nhóm đôi và đối chiếu với đáp án.

C. Hoạt động luyện tập

1-A

 

 

 

 

 

 

2-A

 

 

 

 

 

 

 

3-C

 

D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV Giao nhiệm vụ:  YC HS về nhà tìm hiểu hệ thống đường dây tải điện 500kV của nước ta.

  • Xuất phát từ đâu đến đâu?
  • Chiều dài là bao nhiêu Km?

Sản phẩm:

  • Đường dây tải điện 500kV của nước ta.
  • Xuất phát từ Hòa bình tới Phú Lâm( TP HCM)
  • Chiều dài là 1530 Km.
  • Điện trở của một dây là 130W.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.