Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 46: TỪ TRƯỜNG (T2)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam chân vĩnh cửu có từ trường.
- Nêu được sự tương tác giữa các cực của nam châm.
- Mô tả được thí nghiệm Ơxtet để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.
- Biết cách dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
- Phát biểu được quy tắc nắm tay phải.
- Kĩ năng
- Xác định được tên các từ cực của nam châm.
- Vẽ và xác định được chiều của đường sức từ của nam châm thẳng và nam châm hình chữ U.
- Vẽ được đường sức từ của từ trường do ống dây có dòng điện chạy qua sinh ra. Vận dụng được quy tắc nắm tay phải.
- So sánh từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng.
- Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, khéo léo trong thao tác thí nghiệm, hợp tác trong hoạt động học tập.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II- TRỌNG TÂM
- Từ tính của nam châm và tương tác giữ hai nam châm
- Tác dụng từ của dòng điện – từ trường
- Từ phổ - đường sức từ
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Chuẩn bị phiếu học tập
- Nam châm thẳng, Kim nam châm được đặt trên một giá đỡ thẳng đứng.
- Dụng cụ thí nghiệm H46.2, H46.3 , H46.4, H46.6
- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...
- Giấy A0, bút dạ..
- Học sinh
- Chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, BTNB, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
- Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, phân tích video, trình bầy 1 phút, giao nhiệm vụ, chia nhóm, KT phòng tranh, học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực, sơ đồ tư duy...
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
|
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
||
GV: giao nhiệm vụ cho nhóm HS thảo luận trả lời câu hỏi: Cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ? Nếu dòng điện chạy qua cuộn dây thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì có tác dụng từ hay không? HS: Hoạt động cá nhân – Trao đổi cặp đôi. GV: quan sát và hỗ trợ. HS: đại diện một nhóm lên trình bày. |
A. Hoạt động khởi động |
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: học phòng thí nghiệm, nhóm, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||
Hoạt động 2: Tác dụng từ của dòng điện- từ trường GV: Dùng thí nghiệm biểu diễn H46.2 cho HS quan sát HS: Quan sát thí nghiệm và hoàn thiện kết luận. GV: Giao nhiệm vụ cho cá nhân hãy dự đoán xem dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hoặc dây dẫn có hình dạng bất kì có tác dụng lên kim nam châm không? HS: cá nhân nêu dự đoán. GV: YC HS hãy tiến hành thí nghiệm H46.3 để kiểm tra dự đoán. HS: Nêu các dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm. GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm tiến hành thí nghiệm. Trả lời câu hỏi. + Lúc nằm cân bằng, kim nam châm có nằm song song với dây dẫn nữa hay không? Tại sao? + Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn => kim nam châm bị lệch đi. + Khi ngắt dòng điện => kim nam châm trở về vị trí cũ. GV: Chốt. GV: Làm thí nghiệm đưa kim nam châm đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh nam châm, sau khi kim nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Hãy nhận xét hướng của kim nam châm sau khi nó trở lại vị trí cân bằng. HS quan sát giáo viên làm thì nghiệm. HS: Cá nhân hoàn thành kết luận. |
B. Hoạt động hình thành kiến thức II- TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG 1. Tác dụng của cuộn dây có dòng điện chạy qua. - Cuộn dây có dòng điện chạy qua hút sắt và có tác dụng từ lên Kim nam châm giống như tác dụng của nam châm lên kim nam châm. Cuộn dây khi có dòng điện chạy qua trở thành nam châm.
2. Tác dụng từ của dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. - Không chỉ dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng mà dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng bất kì đều có tác dụng từ lên kim nam châm đặt gần nó.
3. Từ trường ... tác dụng lực...tác dụng từ . - ... Nam châm hoặc của dây dẫn có dòng điện chạy qua ... một hướng xác định.
|
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân bài 4, 5 SHD/78 HS: Hoạt động cá nhân. Đối chiếu đáp án. GV: Thông báo đáp án đúng. |
C. Hoạt động luyện tập Bài 4: (SHD- 78) Để phát hiện trong dây dẫn AB có dòng điện không ta đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam-Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại. Bài 5: (SHD- 78) Không gian xung quanh nam châm có từ trường. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Giáo viên yêu cầu HS hoạt động nhóm D3,4 SHD/ 80
HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời.
Sản phẩm:
Bài 3(SHD- 80): Dùng 1 nam châm thử đưa vào không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu từ trường được phát hiện ở những khu vực nào?
HS: Về nhà tìm hiểu trên báo chí, internet.