Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 13: TỔNG KẾT PHẦN DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Kĩ năng
- Giải thích được cơ sở vật lí của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiêm điện năng.
- Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, hợp tác trong hoạt động học tập.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị phiếu học tập,
- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...
- Giấy A0, bút dạ..
- Học sinh:
- Chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD.
III- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Phương pháp DH: PP dạy học nhóm, Dự án, nêu và giải quyết vấn đề,….
- Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy, học hợp tác giao nhiệm vụ, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực,...
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV - HS |
Nội dung cần đạt |
|||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
||||||||||||
GV: YC các nhóm lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình. HS: Các nhóm khác lắng nghe và bổ xung ý kiến GV: Chốt kiến thức. |
A. Hoạt động khởi động |
|||||||||||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: ở lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học dự án 3. Kĩ thuật: Lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||||||||||||
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi GV: kiểm tra phần trả lời câu hỏi đã làm ở nhà của HS. GV: Chốt các kiến thức cần ghi nhớ. |
B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Trả lời câu hỏi Câu 9: Do dây tóc bóng đèn và dây nối mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện qua hai dây là như nhau. Dây tóc bóng đèn có điện trở lớn nên nhiệt lượng toả ra nhiều, do đó dây tóc nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng. Còn dây nối có điện trở nhỏ nên nhiệt lượng toả ra ít và truyền phần lớn cho môi trường xung quanh, do đó dây nối hầu như không nóng lên (có nhiệt độ gần như bằng nhiệt độ môi trường) Câu 10: Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. - Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ cách điện đúng tiêu chuẩn qui định. - Mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ hay thiết bị điện, đảm bảo khi có sự cố xảy ra, chẳng hạn đoản mạch cầu chì kịp nóng chảy và tự động ngắt mạch trước khi dụng cụ điện bị hư hỏng. - Công tắc và cầu chì luôn được nối với dây “nóng”. Chỉ khi chạm vào dây nóng thì mới có dòng điện chạy qua cơ thể người gây nguy hiểm. Còn dây “nguội” luôn được nối với đất nên giữa dây “nguội” và cơ thể người không có dòng điện. Do đó ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì là đảm bảo an toàn. Sử dụng tiết kiệm điện năng + Ngắt điện khi không sử dụng hoặc khi đi ra khỏi nhà sẽ tránh sự cố gây tai nạn và thiệt hại do dòng điện gây ra. + Cần phải lựa chọn sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lý, đủ mức cần thiết (công suất không quá lớn và cũng không quá nhỏ). + Viết lên tờ giấy dòng chữ :”Tắt điện trước khi ra khỏi nhà” ® Dán vào chỗ cửa ra vào ®Dễ nhìnthấy. - Lắp chuông báo đóng cửa nhớ tắt điện. |
|||||||||||
Hoạt động 2: Giải bài tập GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhóm làm các bài tập 1, 2, 3, 5, 6 (SHD-72,73) HS thảo luận nhóm. GV: quan sát hỗ trợ khi HS cần. HS: Đại diện các nhóm lên trình bày bài tập của mình |
Bài 5: Đáp án D Bài 6: Tóm tắt: Ấm điện (220V- 100W) U = 220V, V = 2l => m= 2kg t= 200C, t= 1000C c = 4200J/Kg K => t = ? Giải a, Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước : Q1 = m.c.t = 2.4200.(100 - 20) = 672000(J) c, Nhiệt lượng của bếp điện tỏa ra là: Q2 = I2.Rt = P.t Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có; Q1 = Q2 672000 = 1000.t t = 672s |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Giáo viên yêu cầu HS về nhà hoàn thành phần tự kiểm tra- SHD/ 74
HS: Về nhà hoàn thành bài tập.
Sản phẩm: Nộp vào tiết sau
Tự kiểm tra
Câu |
Hướng dẫn |
Đáp án |
1 |
Không dùng công thức P = UI2 để tính công suất điện |
A |
2 |
Biểu thức không đúng là : 1 kW.h = 360000 J |
A |
3 |
Đổi 30 phút = 1800 s, Áp dụng công thức Q = I2Rt = 22.20.1800 = 144000 J |
A |
4 |
Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn. |
A |
5 |
Đổi 600 mA = 0,6 A. Từ công thức : I2 = 1 A |
A |
6 |
A |
|
7 |
A |
|
8 |
P = I2 R =22.12 = 48 W |
A |
9 |
Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng 1 kg nước là: Q = cm∆to = 1.4200.10 = 42000 J Nhiệt lượng do dây toả ra là Q' = I2 Rt = 22.25.t Do bỏ qua sự hao phí nhiệt nên Q = Q' hay 22.25.t = 42000 J |
A |
10 |
Đổi 15 W = 0,015 kW; 75 W = 0,075 kW Lượng điện năng tiết kiệm được mỗi tháng là: A2 – A1 = (P2 – P1).30.5 = (0,075 – 0,015).150 = 9 kW.h Số tiền tiết kiệm được mỗi tháng là: 9.1350 = 12150 đồng |
|
11 |
a) Do R3 = 2R1 nên U3 = 2U1. Ta có : UV1 = U1 + U2 = 10 (1) UV2 = U2 + U3 = 12 (2) Lấy (1) – (2) vế với vế ta được : U3 – U1 = 2 V UAB = UV2 + U1 = 12 + 2 = 14 V |
12 |
Điện trở của bàn là : R = 44 Ω => ρ = 1,1.10-6 Ω.m |
13 |
Đổi: 300 kW = 3.105 W, 3 kV = 3.103 V. Điện trở của đường dây là: R = 5.2.0,2 = 2 Ω Php = 20 kW |
14 |
Vì công suất tiêu thụ của Rx không đổi khi Rx = 2 Ω và Rx = 8 Ω nên |
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu tại sao nên khuyến khích việc sử dụng điện vào ban đêm? Nhiều nước đã áp dụng khuyến khích việc sử dụng điện vào ban đêm bằng những cách như thế nào?
HS: Về nhà tìm hiểu có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô.
Sản phẩm: Nộp vào tiết sau.