Giáo án VNEN bài Lực điện từ - Động cơ điện một chiều (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Lực điện từ - Động cơ điện một chiều (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 48: LỰC ĐIỆN TỪ. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU (T1)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái.

- Nêu được cấu tạo và giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.

-  Nêu được sự biến đổi điện năng thành cơ năng khi động cơ điện hoạt động.

  1. Kĩ năng

- Vận dụng được quy tắc bàn trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, khéo léo trong thao tác thí nghiệm, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất.

- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II- TRỌNG TÂM

- Lực tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện

- Quy tắc bàn tay trái

- Động cơ điện một chiều

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập

- Nam châm thẳng, Kim nam châm được đặt trên một giá đỡ thẳng đứng.

- Dụng cụ thí nghiệm H48.1, H48.4 , H48.5  Tranh vẽ H48.2.

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, BTNB, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV - HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: giao nhiệm vụ cho nhóm HS thảo luận trả lời câu hỏi: – Nam châm và dòng điện có điểm gì giống nhau không? Điểm đó là gì ?

HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm tình bày.

GV: * Đặt vấn đề vào bàI-

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: học phòng thí nghiệm, nhóm, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Hoạt động 1: Lực tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện

GV: giao cho nhóm HS tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu về lực điện từ.

HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Thảo luận nhóm đưa ra nhận xét.

GV: Quan sát hỗ trợ HS

HS: Báo cáo kết quả thảo luận

GV: Chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Giao nhiệm vụ nhóm HS nghiên cứu mục 2 (SHD-90)

+ Dự đoán chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào.

HS: Cá nhân nêu dự đoán.

GV: Giao cho nhóm HS tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu chiều của lực điện từ..

HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Thảo luận nhóm đưa ra nhận xét về chiều của lực điện từ.

GV: Quan sát hỗ trợ HS

HS: Báo cáo kết quả thảo luận

GV: Chốt kiến thức.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I- LỰC TÁC DỤNG CỦA TỪ TRƯỜNG LÊN DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN

1. Lực điện từ

·        Thí nghiệm

 
   

 

                              

                                

                        F   I

 

 

 

 

 
   

 

 

                   A                  B

 
   

 

 

                                        K

                    C

2. Chiều của lực điện từ                             

+ Khi đổi chiều dòng điện chạy qua dây  dẫn AB thì chiều lực điện từ thay đổi.

+ Đổi chiều đường sức từ, đóng công tắc K quan sát hiện tượng rút ra được kết luận: Khi đổi chiềuđường sức từ thì chiều lực điện từ thay đổi

 

Hoạt động 2: Quy tắc bàn tay trái

GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân đọc và tìm hiểu nội dung quy tắc bàn tay trái.

HS: Thực hiện nhiệm vụ.

GV: giao cho nhóm HS tiến hành thí nghiệm như hình 48.4 để tìm hiểu về chiều của lực điện từ có phù hợp với kết quả thí nghiệm không.

HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Thảo luận nhóm đưa ra nhận xét.

GV: Quan sát hỗ trợ HS

HS: Báo cáo kết quả thảo luận

GV: Chốt kiến thức.

II- QUY TẮC BÀN TAY TRÁI

   SHD/91

 Chú ý

         Đi lại gần mắt

         Đi ra xa mắt

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu 1.

HS: Hoạt động cá nhân

HS- HS: Kiểm tra chéo.

GV: Chốt đáp án.

C. Hoạt động luyện tập

1. Chiều dòng điện trong đoạn dây dẫn AB đi từ phải sang trái.

D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG -  TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS về nhà tìm hiểu: Để điều khiển hướng của chùm electron đến màn hình ti vi, máy tính. Người ta thường làm như thế nào?

HS: Về nhà tìm hiểu trên internet. Nộp sản phẩm vào tiết sau.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.