Giáo án VNEN bài Máy ảnh, mắt và kính lúp (T5)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Máy ảnh, mắt và kính lúp (T5). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 55: MÁY ẢNH, MẮT VÀ KÍNH LÚP (T5)

 

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.

- Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thủy tính và màng lưới.

- Nêu được kính lúp là gì. Số bội giác của kính lúp.

- Nếu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão.

- Nêu được cách mà mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.

  1. Kĩ năng

- Nêu được sự tương tự giữa kính và máy ảnh.

- Nêu được cách điều chỉnh để thu được ảnh rõ nét trên phim.

- Nêu được cách khắc phục các tật cận thị và viễn thị.

  1. Thái độ

- Hình thành tính cẩn thận, trung thực, khoa học.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.

II- TRỌNG TÂM

- Máy ảnh và mắt

- Mắt cận, mắt lão và cách khắc phục

- Kính lúp

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập

- Mô hình máy ảnh.

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, BTNB, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân làm bài 1:

 Một vật sáng AB dạng hình mũi tên đặt vuông góc vói trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thâu kính 16cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12cm.

a, Hãy vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ.

b, Hãy đo chiều cao của ảnh và của vật trên hình vẽ và tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật.

Bài 2: Hòa bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 40 cm. Bình cũng bị cận có điểm Cv cách mắt 60cm.

a, Ai bị cận thị nặng hơn?

b, Hòa và Bình đều phải đeo kính để khắc phục tật cận thị. Kính được đeo sát mắt. Đó là thấu kình loại gì? Kính của ai có tiêu cự ngắn hơn?

Bài 3: Đặt một vật AB có dạng một đoạn thẳng nhỏ, cao 2 cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 5 cm, thấu kính có tiêu cự 10m cm.

a, Dựng ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ 

b, ảnh là ảnh ảo hay ảnh thật?

c, ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm? ảnh cao bao nhiêu cm?

HS: Hoạt động cá nhân. Đại diện HS lên bảng trình bày. HS khác nhận xét.

GV: Thống nhất chung.

 

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1 : Tóm tắt :

d = 16 cm ; f = 12 cm ; Tỉ lệ 4 cm : 1 cm

 

               

  

 

b) + Đo và so sánh:  

AB = 1 cm; A'B' = 3cm

=> A'B' = 3AB

+ Tính và so sánh.

Có  B'O F'  ~ A'BI =>

     

Có:ABO ~ DA'B'O

=>

Từ (1) và (2) ta có:

Bài 2:

CVH = 40 cm

CVB = 60 cm

a, Hoà cận thị nặng hơn Bình

Vì mắt cận có Cv gần mắt hơn bình thường và với kính cận thích hợp thì Cv = F

 CvH < CvB 

b, Hoà và Bình phải đeo kính cận là thấu kính phân kỳ.

 

 

      

 

 

- Để khắc phục tật cận thị, phải đeo thấu kính phân kỳ để tạo ảnh gần mắt (nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính)

- Vì kính cận thích hợp có : Cv  F 

Để nhìn rõ vật, thì người cận thị phải đeo kính sát mắt và tiêu cự của kính phải trùng với điểm cực viễn của mắt.nên:

+ Kính của Hoà có f = 40 cm.

+ Kính của Bình có f = 60 cm.

Tức là kính của Hoà có tiêu cự ngắn hơn.

Bài 3:

 

 

 

 

a. Dựng ảnh đúng tỉ lệ 

b. ảnh là ảnh ảo 

c. ảnh cách thấu kính 10 cm 

   ảnh cao 4 cm     

D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà viết một bài khoảng hai trang giấy tìm hiểu ở cá phòng khám mắt, người ta làm thế nào để người cận thị chọn được kính có số thích hợp.

Sản phẩm: Nộp vào tiết sau.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.