Giáo án VNEN bài Điện năng - Công - Công suất điện (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Điện năng - Công - Công suất điện (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 11: ĐIỆN NĂNG. CÔNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN (T1)

 

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng. Chỉ ra được sự chuyển hóa các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện như cácloại  đèn điện, bàn là, quạt điện.

- Nêu được ý ngĩa con số oát ghi trên dụng cụ điện.

- Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện.

- Phát biều được định luật Jun- len –xơ.

  1. Kĩ năng

- Vận dụng công thức P = U.I  để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.

- Vận dụng công thức A = P.t = UIt để tính được một đại lượng khi biết các đại

- Vận dụng được định luật để giải quyết các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II- TRỌNG TÂM

- Điện năng

- Công suất điện, công của dòng điện

- Định luật Jun-len-xơ

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

-  Chuẩn bị phiếu học tập, đồ dùng thí nghiệm

+ Công tơ điện.

+ Thí nghiệm H11.2, H11.3

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh

- Chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. 2. Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, học hợp tác giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, lắng nghe và phản hồi tích cực.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hỏi: Tại sao khi thắp sáng hai bóng điện khác nhau, bóng điện 100W lại tốn tiền điện hơn bóng điện 25W?

HS: HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi chung cả lớp.

GV: tổng hợp ý kiến của HS và ghi trên bảng.

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: học phòng thí nghiệm, cặp đôi, cá nhân

2. Phương pháp: dạy học nhóm nhỏ.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Hoạt động 1: Điện năng

GV: Giao nhiệm vụ cho cá nhân HS tìm hiều mục 1

HS: cá nhân tìm hiểu.

? Điện năng của dòng điện là gì?

 GV: Giao nhiệm vụ cho cặp đôi hãy nêu nhận xét về sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác trong các đồ dùng, thiết bị điện ở bảng 11.1.

HS: Thảo luận cặp đôi.

 

 

 

 

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Điện năng

- Điện năng là năng lượng của dòng điện.

Dụng cụ điện

Điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào?

Bóng đèn dây tóc

Nhiệt năng, quang năng

Đèn LED

Quang năng, nhiệt năng

Nồi cơm điện. bàn là

Nhiệt năng

Quạt điện, máy bơm nước

Cơ năng, nhiệt năng

Hoạt động 2: Công suất điện. Công của dòng điện

GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu mục 2 (SHD-61) sau đó hoàn thành sơ đồ tư duy sau:

GV: Chốt kiến thức và hoàn thiện sơ đồ tư duy.

2. Công suất điện. Công của dòng điện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cặp đôi

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Phát phiếu học tập, tổ chức cho HS hoạt động các nhân.

- HS hoạt động cá nhân làm bài tập:

Câu 1: Công  thức nào dưới đây không phải  là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I-  

 A. P = U.I.                      B. P  = .        

C. P = .                       D. P = I 2.R

Câu 2: Công suất điện cho biết :

A. Khả năng thực hiện công của dòng điện.

B. Năng lượng của dòng điện.

C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. 

D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.

Câu 3: Trên một bóng đèn có ghi 12V– 6W .

A. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 2A. 

B. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 0,5A.

C. Cường độ dòng điện tối thiểu mà bóng đèn sáng được là 2A.

D. Cường độ dòng điện qua bóng đèn khi đèn sáng bình thường là 0,5A.       

Câu 4: Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết :

A. Công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường. 

B. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường trong thời gian 1 phút .

C. Công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ hoạt động bình thường.

D. Công suất điện của dụng cụ khi sử dụng với những hiệu điện thế không vượt quá hiệu điện thế định mức.

Câu 5: Năng lượng của dòng điện gọi là:

A. Cơ năng.                    B. Nhiệt năng.           

C. Quang năng.               D. Điện năng. 

Câu 6: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:

A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.         

B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.

C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.            

D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng.

Câu 7: Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là:

A. A = U.I2.t                  B. A = U.I.t        

C. A = U2.I.t                   D. A  =

HS – HS: Trao đổi cặp đôI- Đối chiếu đáp án.

GV: Chốt đáp án.

C. Hoạt động luyện tập

 

 

 

1-B

 

 

 

 

 

 

2-A

 

 

 

 

 

3-D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4- A

 

 

 

 

 

5-D

 

 

 

6-C

 

7-A

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm bài tập: Một bếp điện hoạt động liên tục trong 2h ở hiệu điện thế 220V- Khi đó số chỉ của vôn kế tăng thêm 1,5 số. Tính lượng điện năng mà bếp điện sử dụng, công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua trong thời gian trên.

HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời.

GV: Chốt đáp án.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu mục tại sao với cùng một công suất chiếu sáng, đèn Led tiết kiệm điện năng hơn đèn dây tóc?

HS: Về nhà tìm hiểu có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô.

Sản phẩm: Nộp vào tiết sau.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.