Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 54: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH (T1)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nêu được các khái niệm thấu kính, thấu kính mỏng, thấu kính lồi, thấu kính lõm, thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ.
- Chỉ ra được các yếu tố đặc trưng của thấu kính: Trục chính, quang tâm, trục phụ, tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu cự, độ tụ.
- Mô tả được đường truyền của ánh sáng qua thấu kính.
- Nêu được tính chất ảnh của một vật sáng tạo bởi thấu kính.
- Nêu được một số ứng dụng của mỗi loại thấu kính.
- Kĩ năng
- Giải thích được sự tạo ảnh qua thấu kính.
- Biết cách vẽ ảnh của một vật qua thấu kính.
- Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, khéo léo trong thao tác thí nghiệm, hợp tác trong hoạt động học tập.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.
- Phẩm chât: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II- TRỌNG TÂM
- Đường đi của tia sáng qua thấu kính
- Sự tạo ảnh của vật bởi thấu kính
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập
- Nam châm thẳng, Kim nam châm được đặt trên một giá đỡ thẳng đứng.
- Dụng cụ thí nghiệm H54.2 H 54.5
- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...
- Giấy A0, bút dạ..
- Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề,….
- Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|
GV: giao nhiệm vụ cho nhóm HS quan sát một số thấu kính và chỉ ra điểm giống nhau, điểm khác nhau giữa chúng. HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm tình bày. GV: * Đặt vấn đề vào bài. |
A. Hoạt động khởi động |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: học phòng thí nghiệm, nhóm, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV: giao cho nhóm HS tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu đường đi của chùm sáng song song hẹp chiếu vào thấu kính lồi và thấu kính lõm đặt trong không khí. HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Thảo luận nhóm đưa ra kết luận. GV: Quan sát hỗ trợ HS HS: Báo cáo kết quả thảo luận GV: Chốt kiến thức. |
B. Hoạt động hình thành kiến thức I- KHÁI NIỆM THẤU KÍNH HỘI TỤ, THẤU KÍNH PHÂN KÌ Trong không khí, khi chiếu chùm ánh sáng song song tới thấu kính thì chùm ló ra ở thấu kính lồi là chùm hội tụ và ở thấu kính lõm là chùm phân kì.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: 1, Nếu có trong tay một kính cận thị. Làm thế nào để biết đó là thấy kính hội tụ hay phân kì? 2, Điền từ thích hợp vào chỗ trống (SHD/128) HS: Hoạt động cá nhân HS- HS: Chấm chéo kết quả. GV: Chấm điểm 1 vài HS. Thông báo đáp án đúng. |
C. Hoạt động luyện tập – Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng. – Thấu kính lõm có phần giữa mỏng hơn phần rìa. |
D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
Tổ chức cho HS về nhà tìm hiểu trên internet những kết luận về đường truyền của tia sáng qua thấu kính hội tụ khi thấu kính hội tụ có bề dày phần giữa càng nhỏ.