Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 49: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (T1)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín.
- Kĩ năng
- Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.
- Thái độ
- Hình thành tính cẩn thận, trung thực, khoa học. Có thái độ tôn trọng lịch sử vật lí và ý nghĩa của sự phát hiện ra hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II- TRỌNG TÂM
- Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập
- Dụng cụ thí nghiệm H49.1, H49.2 hoặc có thể thay bằng cuộn dây dẫn có gắn 2 bóng đèn Led
- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...
- Giấy A0, bút dạ..
- Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, BTNB, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
- Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV - HS |
Nội dung cần đạt |
|||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
||||||
GV: giao nhiệm vụ cho nhóm HS thảo luận trả lời câu hỏi phần A SHD/95, 96. HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm tình bày. GV: * Đặt vấn đề vào bàI- |
A. Hoạt động khởi động |
|||||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: học phòng thí nghiệm, nhóm, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||||||
Hoạt động 1: Hiện tượng cảm ứng điện từ GV: giao cho nhóm HS tiến hành thí nghiệm1 để tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ khi dùng nam châm vĩnh cửu. HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Thảo luận nhóm đưa ra nhận xét. GV: Quan sát hỗ trợ HS HS: Báo cáo kết quả thảo luận GV: Chốt kiến thức.
GV: Giao cho nhóm HS tiến hành thí nghiệm 2 để tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ khi dùng nam châm điện. HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Thảo luận nhóm đưa ra nhận xét về chiều của lực điện từ. GV: Quan sát hỗ trợ HS HS: Báo cáo kết quả thảo luận. GV: Chốt kiến thức. GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: 1. Hiện tượng cảm ứng là gì? 2. Dòng điện cảm ứng là gì? HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. GV: Thông báo dòng điện cảm ứng. |
B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Hiện tượng cảm ứng điện từ + Thí nghiệm
- Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây đèn sáng - Đặt nam châm đứng yên trước cuộn dây đèn không sáng - Đặt nam châm nằm yên trong cuộn dây đèn không sáng - Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây đèn sáng * Nhận xét 1 : Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa 1 đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.
+ Thí nghiệm 2:
- Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện đèn sáng - Khi DĐ đã ổn định đèn không sáng - Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện thì đèn lại sáng - Sau khi đã ngắt mạch điện đèn không sáng
|
|||||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||||||
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm làm lại thí nghiệm 1 nhưng cho nam châm quay quanh một trục thẳng đứng trước cuộn dây dẫn kín. Nêu ra hiện tượng. HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm nhận xét hiện tượng xảy ra. GV - HS: Chốt kiến thức. |
C. Hoạt động luyện tập Trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng |
D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS về nhà tìm hiểu: Nhà bác học nào đã phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ, ứng dụng trong đời sống và sản xuất như thế nào?
HS: Về nhà tìm hiểu trên internet. Nộp sản phẩm vào tiết sau.