Bài tập về cho một điểm di chuyển trên một đường, tìm xem một điểm khác phụ thuộc vào điểm đó di chuyển trên đường thẳng song song nào

4. Cho $\Delta $ABC, trên cạnh BC lấy một điểm M bất kì. Qua M kẻ MD // AB. ME // AC. Hỏi khi điểm M di chuyển trên cạnh BC thì trung điểm I của DE di chuyển trên đường nào?

5. Cho $\Delta $ABC cân tại A. Các điểm D, E theo thứ tự di động trên các cạnh AB, AC sao cho AD = CE. Hỏi trung điểm I của DE di chuyển trên đường nào?

6. Cho đoạn thẳng BC cố định, điểm A di động trên đường thẳng d song song với BC và cách BC một khoảng bằng 3cm. Hỏi trọng tâm G của $\Delta $ABC di chuyển trên đường nào?

Bài Làm:

4. 

Tứ giác ADME là hình bình hành nên trung điểm I của DE cũng là trung điểm của AM.

Kẻ AH $\perp $ BC. Điểm I cách BC một khoảng bằng $\frac{AH}{2}$ nên di chuyển trên đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng bằng $\frac{AH}{2}$.

Đó chính là đường trung bình PQ (từ P và Q do khi M di chuyển tới hai vị trí đặc biệt B, C thì hình bình hành ADME bị biến thành đường thẳng)

5.

Kẻ EM // AB thì $\widehat{B}=\widehat{M_{1}}=\widehat{C}$

$\Rightarrow $ AD = EC = EM

Tứ giác AEMD có hai cạnh đối song song và bằng nhau nên là hình bình hành, suy ra I là trung điểm của AM

Giải tương tự bài 4, ta được I di chuyển trên đường trung bình PQ của $\Delta $ABC

6.

Gọi I là trung điểm của AG thì AI = IG = GM

Qua I, G lần lượt kẻ hai đường thẳng m, n cùng song song với d và BC ta được d, m, n, BC là các đường song song và cách đều nhau.

Do đó G di chuyển trên m // BC cách BC một đoạn bằng 1 cm.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Đường thẳng song song

1. Cho $\Delta $ABC có M là trung điểm của BC, lấy một điểm D trên cạnh BC (D khác M). Gọi H, I, K lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ B, M, C đến đường thẳng AD. Chứng minh rằng HI = IK.

2. Cho $\Delta $ABC trung tuyến AM. Trên tia AM lấy một điểm I sao cho AI = $\frac{1}{3}$AM. Gọi D là giao điểm của BI và AC. Chứng minh rằng AD = $\frac{1}{5}$AC. Kết quả trên thay đổi thế nào nếu AI = $\frac{1}{4}$AM. 

3. Cho $\Delta $ABC trọng tâm G.

a) Một đường thẳng d đi qua G cắt hai cạnh AB, AC. Gọi D, E, F thứ tự là chân đường vuông góc kẻ từ A, B, C đến đường thẳng d. Hãy tìm hệ thức liên hệ giữa các độ dài AD, BE, CF.

b) Nếu đường thẳng d nằm ngoài $\Delta $ABC và I là chân đường vuông góc kẻ từ G đến d thì các độ dài AD, BE, CF, GI liên hệ với nhau như thế nào?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 8, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 8, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.