Bài tập về xét tính bằng nhau của các phân thức

1. Chứng minh các đẳng thức sau:

a) $\frac{x^{3}-1}{x-1}=x^{2}+x+1$

b) $\frac{x^{5}-1}{x^{2}-1}=\frac{x^{4}+x^{3}+x^{2}+x+1}{x+1}$

c) $\frac{x^{3}-4x^{2}+8}{x^{2}-4}=\frac{x^{2}-2x-4}{x+2}$

d) $\frac{x^{2}-xy-x+y}{x^{2}+xy-x-y}=\frac{x-y}{x+y}$

2. Chứng tỏ rằng:

a) $x^{3}+1$ chia hết cho x+1

b) $\frac{x^{4}-x^{2}}{x^{3}-1}=\frac{x^{3}+x^{2}}{x^{2}+x+1}$

3. a) Chứng tỏ rằng với mọi số nguyên n, ta luôn có $(n^{3}-n)\vdots 3$

   b) Áp dụng: Chứng tỏ rằng với mọi số nguyên a, b ta luôn có $(a^{3}b-ab^{3})\vdots 6$

Bài Làm:

1. a) Ta có:

 $\frac{x^{3}-1}{x-1}=\frac{(x-1)(x^{2}+x+1)}{x-1}=x^{2}+x+1$

Vậy $\frac{x^{3}-1}{x-1}=x^{2}+x+1$

b) $\frac{x^{5}-1}{x^{2}-1}=\frac{x^{4}+x^{3}+x^{2}+x+1}{x+1}$

 $\Leftrightarrow (x^{5}-1)(x+1)=(x^{2}-1)(x^{4}+x^{3}+x^{2}+x+1)$

 $\Leftrightarrow x^{6}+x^{5}-x-1=x^{6}+x^{5}+x^{4}+x^{3}+x^{2}-x^{4}-x^{3}-x^{2}-x-1$

 $\Leftrightarrow x^{6}+x^{5}-x-1=x^{6}+x^{5}-x-1$

Vậy $\frac{x^{5}-1}{x^{2}-1}=\frac{x^{4}+x^{3}+x^{2}+x+1}{x+1}$

c) $\frac{x^{3}-4x^{2}+8}{x^{2}-4}=\frac{x^{2}-2x-4}{x+2}$

 $\Leftrightarrow (x^{3}-4x^{2}+8)(x+2)=(x^{2}-2x-4)(x^{2}-4)$

 $\Leftrightarrow x^{4}-4x^{3}+8x+2x^{3}-8x^{2}+16=x^{4}-2x^{3}-4x^{2}-4x^{2}+8x+16$

 $\Leftrightarrow x^{4}-2x^{3}-8x^{2}+8x+16=x^{4}-2x^{3}-8x^{2}+8x+16$

Vậy $\frac{x^{3}-4x^{2}+8}{x^{2}-4}=\frac{x^{2}-2x-4}{x+2}$

d) $\frac{x^{2}-xy-x+y}{x^{2}+xy-x-y}=\frac{x-y}{x+y}$

 $\Leftrightarrow (x^{2}-xy-x+y)(x+y)=(x^{2}+xy-x-y)(x-y)$

 $\Leftrightarrow x^{3}-x^{2}y-x^{2}+xy+x^{2}y-xy^{2}-xy+y^{2}=x^{3}+x^{2}y-x^{2}-xy-x^{2}y-xy^{2}+xy+y^{2}$

 $\Leftrightarrow x^{3}-xy^{2}-x^{2}+y^{2}=x^{3}-xy^{2}-x^{2}+y^{2}$

Vậy $\frac{x^{2}-xy-x+y}{x^{2}+xy-x-y}=\frac{x-y}{x+y}$

2. 

a) Ta có: $x^{3}+1=(x+1)(x^{2}-x+1)$ do đó $x^{3}+1$ chia hết cho x+1

b) $\frac{x^{4}-x^{2}}{x^{3}-1}=\frac{x^{3}+x^{2}}{x^{2}+x+1}$

Ta có: $\frac{x^{4}-x^{2}}{x^{3}-1}=\frac{x^{2}(x^{2}-1)}{(x-1)(x^{2}+x+1)}=\frac{x^{2}(x-1)(x+1)}{(x-1)(x^{2}+x+1)}=\frac{x^{3}+x^{2}}{x^{2}+x+1}$

Vậy $\frac{x^{4}-x^{2}}{x^{3}-1}=\frac{x^{3}+x^{2}}{x^{2}+x+1}$

3. a) Ta có: $n^{3}-n=n(n^{2}-1)=n(n-1)(n+1)$

Với n là số nguyên thì (n-1), n, (n+1) là ba số nguyên liên tiếp.

Do đó trong ba số đó luôn tồn tại 1 số chia hết cho 3.

Vậy với mọi số nguyên n, ta luôn có $(n^{3}-n)\vdots 3$

   b) Ta có: $a^{3}b-ab^{3}=a^{3}b-ab-ab^{3}+ab=ab(a^{2}-1)-ab(b^{2}-1)=ba(a-1)(a+1)-ab(b-1)(b+1)$

Theo câu a ta có a(a-1)(a+1) và b(b-1)(b+1) chia hết cho 3. Mà trong hai số nguyên liên tiếp có một số chia hết cho 2. Mà 2 và 3 là hai số nguyên tố, do đó a(a-1)(a+1) và b(b-1)(b+1) chia hết cho 6.

Vậy với mọi số nguyên a, b ta luôn có $(a^{3}b-ab^{3})\vdots 6$

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 8, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 8, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.