Bài tập về vẽ thêm đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông để chứng minh quan hệ về độ dài và tính góc

5. Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. Chứng minh rằng chiều cao BH bằng đường trung bình MN.

6. Cho $\Delta $ABC vuông tại A, đường cao AH, trung tuyến AM và phân giác AD. Chứng minh rằng:

a) $\widehat{HAB}=\widehat{MAC}$

b) AD là tia phân giác của $\widehat{HAM}$

c)  IH $\perp $ HK

Bài Làm:

5.

Gọi M, N là trung điểm của AD và BC thì MN là đường trung bình của hình thang ABCD.

Nối HN, $\Delta $BHC vuông tại H có N là trung điểm của BC nên HN = NC = $\frac{1}{2}$BC

Mà DM = $\frac{1}{2}$AD = \frac{1}{2}$BC

$\Rightarrow $ DM = HN (1)

$\Delta $HNC có HN = NC nên $\Delta $HNC cân tại N $\Rightarrow $ $\widehat{NHC}=\widehat{NCH}$

Mà $\widehat{NCH}=\widehat{MDH}$

$\Rightarrow $ $\widehat{NHC}=\widehat{MDH}$ $\Rightarrow $ DM // NH (2)

Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ tứ giác DMNH là hình bình hành

$\Rightarrow $ MN = DH (3)

Vì hình thang ABCD cân nên $\widehat{ODC}=\widehat{OCD}$

Mà OD $\perp $ OC

$\Rightarrow \widehat{ODC}=45^{\circ}$ Hay $\widehat{BDH}=45^{\circ}$

$\Delta $BHD vuông tại H có $\widehat{BDH}=45^{\circ}$

$\Rightarrow $ $\Delta $BHD vuông cân tại H 

$\Rightarrow $ BH = DH (4)

Từ (3), (4) $\Rightarrow $ BH = MN (đ.p.c.m)

6.

a) Áp dụng định lí trung tuyến ứng với cạnh huyền vào tam giác vuông ABC ta được:

MA = $\frac{1}{2}$BC; BM = MC

$\Rightarrow $ MA = MC nên $\widehat{A_{4}}=\widehat{C}$ 

Lại có $\widehat{A_{1}}=\widehat{C}$ do cùng phụ với $\widehat{B}$, suy ra $\widehat{A_{1}}=\widehat{A_{4}}$

Vậy $\widehat{HAB}=\widehat{MAC}$ (1)

b) Vì AD là phân giác của góc A theo giả thiết nên $\widehat{BAD}=\widehat{DAC}$ (2)

Từ (1), (2) $\Rightarrow \widehat{A_{2}}=\widehat{A_{3}}$

Do đó AD là tia phân giác của $\widehat{HAM}$

c) Chứng minh tương tự câu a) ta được $\widehat{H_{1}}=\widehat{A_{1}}$ (3) và $\widehat{H_{2}}=\widehat{HAC}$ (4)

Cộng từng vế (3) và (4) ta được: $\widehat{IHK}=\widehat{A}=90^{\circ}$

Vậy IH $\perp $ HK

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Vận dụng kiến thức hình chữ nhật để giải toán

1. Cho $\Delta $ABC vuông tại A, từ điểm D trên cạnh huyền BC vẽ DE $\perp $ AB, DF $\perp $ AC. Gọi I là trung điểm của EF. Chứng minh ba điểm A, I, D thẳng hàng.

2. Cho $\Delta $ABC cân tại A. Từ điểm D trên đáy BC kẻ đường vuông góc với BC cắt AB ở E và AC ở F. Vẽ các hình chữ nhật DBHE và CDFK. Chứng minh rằng A là trung điểm của HK

Xem lời giải

3. Cho $\Delta $ABC cân tại A, đường cao BH. Từ điểm M trên cạnh BC kẻ MP $\perp $ AB, MQ $\perp $ AC. Chứng minh rằng MP + MQ = BH.

4. Cho $\Delta $ABC có góc B nhọn và $\widehat{B}=2\widehat{C}$. Kẻ đường cao AH, trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD = BH, gọi I là giao điểm của DH và BC. Chứng minh rằng:

a) AI = IC

b) AD = HC

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 8, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 8, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.