Bài tập về tính thể tích hình hộp chữ nhật

4. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 4m, chiều rộng 3m và độ dài đường chéo là 13m.

5. Một bể nước hình hộp chữ nhật có kích thước đáy là 2m x 3m chưa có nước. Một vòi nước lưu tốc 500 lít/giờ chảy vào bể trong 8 giờ. Hỏi mực nước trong bể cao bao nhiêu mét?

6. Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 6dm. Người ta đục hai lỗ hình hộp chữ nhật đáy vuông cạnh 2dm, ngay tâm của đáy và xuyên qua đáy đối diện. Tính thể tích của khối gỗ còn lại.

7. Một khối bê tông có kích thước như hình vẽ. Biết rằng để đổ 1m$^{3}$ bê tông phải cần 12 bao xi măng. Hãy tính số bao xi măng cần dùng để đổ khối bê tông nói trên.

Bài Làm:

4. Gọi ba kích thước của hình hộp chữ nhật là a, b, c thì a = 4cm, b = 3cm.

Đường chéo của hình hộp chữ nhật có độ dài:

d = $\sqrt{a^{2}+b^{2}+c^{2}}$ hay $13^{2}=\sqrt{4^{2}+3^{2}+c^{2}}$

$\Leftrightarrow c=12$ (cm)

Vậy thể tích hình hộp chữ nhật đó là:

V = a.b.c = 4.3.12 = 144 (cm$^{3}$)

5. Lượng nước mà vòi có lưu tốc 500 lít/giờ hay 0,5$m^{3}$/giờ có dung tích là: 0,5.8 = 4($m^{3}$)

Khi chảy vào bể khối nước này có dạng hình hộp chữ nhật có hai kích thước là 2m, 3m nên có thể tích: 2.3.h = 6h ($m^{3}$)

với h là chiều cao mực nước trong bể.

Thể tích này bằng khối nước chảy vào vể nên ta có:

6h = 4 $\Leftrightarrow h=\frac{2}{3}$

Vậy mực nước trong bể cao $\frac{2}{3}$m

6. Trước hết ta có thể tích của khối hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 2dm, chiều cao là cạnh của hình lập phương bằng 6dm là:

   2.2.6 = 24 (d$m^{3}$)

Thể tích của khối lập phương cạnh bằng 6dm là:

  $6^{3} = 216$ (d$m^{3}$)

Như vậy thể tích của khối gỗ còn lại là:

   216 - 2.24 + 2^{3} = 224 - 48 = 176 (d$m^{3}$)

Phải cộng thêm một thể tích của một hình lập phương cạnh 2dm vì khi đục hai lỗ xuyên qua nhau thì hình lập phương cạnh 2dm là phần chung của hai khối hộp chữ nhật đó.

7. Khối bê tông trên hình vẽ bởi ba khối hộp chữ nhật có các kích thước 4m x 2m x 4m; 2m x 1m x 4m và 2m x 2m x 4m nên có thể tích lần lượt là:

V1 = 4.2.4 = 32 ($m^{3}$)

V2 = 2.1.4 = 8 ($m^{3}$)

V3 = 2.2.4 = 16 ($m^{3}$)

Do đó thể tích của khối bê tông là:

V = V1 + V2 + V3 = 32 + 8 + 16 = 56 ($m^{3}$)

Vậy số bao xi măng cần dùng là: 56.12 = 672 (bao)

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật

1. Một khối gỗ hình chữ nhật có kích thước như trong hình dưới. Người ta đục một lỗ ngay tâm của đáy có các cạnh song song với các cạnh của hình hộp chữ nhật ban đầu có kích thước 20cm x 30cm và chiều sâu xuyên qua đáy đối diện. Tính diện tích mặt gỗ nếu phải sơn khối gỗ này (cả mặt ngoài và mặt trong)

2. Người ta muốn xây bốn bức tường của một gian phòng hình hộp chữ nhật có ba kích thước là 8m, 4m, 3m bằng các viên gạch ống có diện tích bề mặt là 1,2dm$^{2}$. Hỏi phải cần bao nhiêu viên gạch? Biết diện tích các cửa là 8$m^{2}$ (diện tích các mạch xi măng không đáng kể).

3. Cần bao nhiêu tôn để làm một cái thùng có dạng hình hộp chữ nhật có chiều cao 90cm và đáy là một hình vuông có diện tích 2500cm$^{2}$ (không kể diện tích các chỗ ghép và nắp thùng)

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 8, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 8, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.