bài tập về nhận dạng hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song

5. Cho $\Delta $ABC có đường trung tuyến BD, vẽ điểm E sao cho D là trung điểm của BE. Chứng minh AE // BC.

6. Cho $\Delta $ABC, các trung tuyến AD, BE, CF. Vẽ hai tia Ax // B, Ey // AB chúng cắt nhau tại G. Chứng minh AD // GC.

Bài Làm:

BD là trung tuyến của $\Delta $ABC nên D là trung điểm của AC

Theo đề bài có D là trung điểm của BE

Do đó tứ giác ABCD là hình bình hành

Vậy ta được AE // BC

6. 

Từ giả thiết AD, BE, CF là các đường trung tuyến nên D, E, F lần lượt là các trung điểm của BC, CA, AB.

$\Rightarrow $ BC = 2DC và EF là đường trung bình của $\Delta $ABC

$\Rightarrow $ FE // BC (hay FE // DC) và BC = 2FE

$\Rightarrow $ FE = DC

Mà theo giả thiết có Ax // BC và Ey // AB $\Rightarrow $ AG // FE và EG // AF

Tứ giác AGEF có hai cạnh đối song song nên là hình bình hành.

Áp dụng định nghĩa, tính chất về cạnh vào hình bình hành AGEF ta được:

AG // FE; AG = FE

$\Rightarrow $ AG // DC và AG = DC (cùng song song và bằng FE)

Do đó tứ giác AGCD là hình bình hành (có 2 cạnh đối song song và bằng nhau)

Theo định nghĩa hình bình hành thì ta có AD // GC

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh tính chất hình học

1. Các câu sau đúng hay sai?

a) Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

b) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành.

c) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.

d) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.

2. Cho hình bình hành ABCD, hai điểm M, N lần lượt là trung điểm của BC và DA. Chứng minh rằng:

a) Các tứ giác AMCN và BMDN là hình bình hành.

b) Ba đường thẳng AC, BD, MN đồng quy tại một điểm.

3. Cho hình bình hành ABCD. Lấy M, N, P, Q thứ tự trên các cạnh AB, BC, CD và DA sao cho AM = BN = CP = DQ. Chứng minh rằng:

a) Các tứ giác BNDQ, MNPQ là hình bình hành.

b) Bốn đường thẳng AC, BD, MP, NQ đồng quy tại một điểm.

4. Chứng minh rằng trong một tứ giác, các đoạn thẳng nối trung điểm của các cạnh đối diện và đoạn thẳng nối trung điểm của hai đường chéo đồng quy tại một điểm.

Xem lời giải

7. Vẽ ra phía ngoài $\Delta $ABC các tam giác ABD và BCE cùng vuông cân tại B, gọi M là trung điểm của AC. Chứng minh rằng DE = 2BM.

8. Cho $\Delta $ABC có góc A tù. Trong góc A vẽ các đoạn thẳng AD, AE sao cho AD vuông góc và bằng AB, AE vuông góc và bằng AC. Gọi M là trung điểm của DE. Chứng minh rằng AM $\perp $ BC.

9. Vẽ ra ngoài $\Delta $ABC các tam giác ABD vuông cân tại B, tam giác ACE vuông cân tại C. Gọi M là trung điểm của DE. $\Delta $BMC là tam giác gì? Vì sao?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 8, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 8, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.