Bài tập về chứng minh hai tam giác đồng dạng

1. Hai tam giác mà các cạnh có độ dài như sau có đồng dạng không?

a) 4cm; 5cm; 6cm và 8mm; 10mm; 12mm

b) 3cm; 4cm; 6cm và 9cm; 15cm; 18cm

c) 1dm; 2dm; 2dm và 1dm; 1dm; 0,5dm

2. Cho $\Delta $ABC cân tại A có góc ở đáy bằng a. Trên các cạnh AB, BC, CA lần lượt lấy các điểm D, M, E sao cho $\widehat{DME}=a$. Chứng minh $\Delta $BDM đồng dạng với $\Delta $CME.

3. Cho hình thoi ABCD có $\widehat{A}=60^{\circ}$, qua C kẻ đường thẳng d cắt các tia đối của các tia BA, DA theo thứ tự ở E và F. Chứng minh rằng:

a) $\frac{EB}{BA}=\frac{AD}{DF}$

b) $\Delta EBD\sim \Delta BDF$

4. Cho $\Delta $ABH vuông tại H có AB = 20cm; BH = 12cm. Trên tia đối của tia HB lấy điểm C sao cho $\frac{AC}{AH}=\frac{5}{3}$. Chứng minh rằng $\Delta ABH\sim \Delta CAH$

5. Cho $\Delta $ABC vuông tại A có đường cao AH . Gọi D là hình chiếu của H trên AC, E là hình chiếu của H trên AB. Chứng minh $\Delta ADE\sim \Delta ABC$

Bài Làm:

1.

a) Ta có:

$\frac{40}{8}=\frac{50}{10}=\frac{60}{12}=5$

Do đó hai tam giác mà các cạnh có độ dài 4cm; 5cm; 6cm và 8mm; 10mm; 12mm đồng dạng với nhau.

b) Ta có:

$\frac{3}{9}=\frac{4}{12}=\frac{5}{15}=\frac{1}{3}$

Do đó hai tam giác mà các cạnh có độ dài 3cm; 4cm; 6cm và 9cm; 15cm; 18cm đồng dạng với nhau.

c) Ta có:

$\frac{1}{0,5}=\frac{2}{1}=\frac{2}{1}=2$

Do đó hai tam giác mà các cạnh có độ dài 1dm; 2dm; 2dm và 1dm; 1dm; 0,5dm đồng dạng với nhau.

2.

Ta có: 

$\widehat{BME}=\widehat{BMD}+\widehat{DME}=\widehat{BMD}+a$

$\widehat{BME}=\widehat{MEC}+\widehat{ECM}=\widehat{MEC}+a$ ($\widehat{BME}$ là góc ngoài $\Delta $MEC)

$\Rightarrow \widehat{BMD}=\widehat{MEC}$

Xét $\Delta $MBD và $\Delta $ECM có:

$\widehat{BMD}=\widehat{MEC}$

$\widehat{MBD}=\widehat{MCE}$

$\Rightarrow \Delta MBD \sim  \Delta ECM$ (g-g)

3.

a) Áp dụng định lí Ta-lét vào $\Delta $EAF có: BC // AF và DC // AE, ta được:

$\frac{EB}{BA}=\frac{EC}{CF}$

$\frac{FD}{DA}=\frac{EC}{CF}$

$\Rightarrow \frac{EB}{BA}=\frac{AD}{DF}$

b) Vì ABCD là hình thoi có $\widehat{A}=60^{\circ}$ nên các $\Delta $ABD và $\Delta $BCD là các tam giác đều.

Do đó AB = BD = DA

Từ câu a suy ra $\frac{EB}{ED}=\frac{BD}{BF}$

Ta lại có $\widehat{EBD}=\widehat{BDF}=120^{\circ}$

Vậy $\Delta EBD\sim \Delta BDF$

4. 

 

Từ giả thiết ta có:

$\frac{AB}{BH}=\frac{20}{12}=\frac{5}{3}$

$\frac{AC}{AH}=\frac{5}{3}$

$\Rightarrow \frac{AB}{BH}=\frac{AC}{AH}$

Xét $\Delta $ABH và $\Delta $AHC là 2 tam giác vuông tại H có:

$\frac{AB}{BH}=\frac{AC}{AH}$

$\Rightarrow \Delta ABH\sim \Delta CAH$ (cạnh huyền-cạnh góc vuông)

5.

Từ giả thiết ta có tứ giác ADHE là hình chữ nhật vì có ba góc vuông nên $\Delta ADE=\Delta HEA$ 

$\Rightarrow \Delta ADE\sim \Delta HEA$ (1)

Lại có: 

$\widehat{B}+\widehat{H_{1}}=90^{\circ}$

$\widehat{H_{1}}+\widehat{H_{2}}=90^{\circ}$

$\Rightarrow \widehat{B}=\widehat{H_{2}}$

$\Rightarrow \Delta BAC\sim \Delta HEA$ (g-g) (2)

Từ (1), (2) ta được $\Delta ADE\sim \Delta BAC$

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 8, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 8, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.