Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất. Hàm số y = ax + b là hàm số bậc nhất khi:
- A. a = 0
- B. a < 0
- C. a > 0
-
D. a ≠ 0
Câu 2: Đồ thị hàm số $y = 3 (x – 1) +\frac{4}{3}$ đi qua điểm nào dưới đây?
- A. $A(\frac{-5}{3};0)$
- B. $B(1;\frac{3}{4})$
-
C. $C(\frac{2}{3};\frac{1}{3})$
- D. $D(4;\frac{4}{3})$
Câu 3: Cho hàm số y = (1 – m) x + m. Xác định m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ x = −3
- A. $m=\frac{1}{2}$
-
B. $m=\frac{3}{4}$
- C. $m=-\frac{3}{4}$
- D. $M=\frac{4}{5}$
Câu 4: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào là đồ thị của hàm số y = 3x – 2
- A. Hình 4
-
B. Hình 2
- C. Hình 3
- D. Hình 1
Câu 5: Hàm số nào dưới đây là hàm số bậc nhất?
-
A. y = 2x + 1
- B. y = 0x + 3
- C. $y=2x^{2}+x+1$
- D. $y=\sqrt{x+2}+4$
Câu 6: Hàm số nào dưới đây không là hàm số bậc nhất?
- A. y = x
- B. $y=3-\frac{x}{2}$
-
C. $y=\frac{2}{x}$
- D. y = 7 - 5x
Câu 7: Trong các hàm số $y = 5; y = \frac{x}{2}+1;y=x^{3}+2x+1;y=\frac{1}{x}+2; y=3x$ có bao nhiêu hàm số là hàm số bậc nhất?
- A. 3
-
B. 2
- C. 4
- D. 1
Câu 8: Tìm m để hàm số $y=\sqrt{2-m}.x+1$ là hàm số bậc nhất
-
A. m < 2
- B. m > 2
- C. m = 2
- D. m ≠ 2
Câu 9: Tìm m để hàm số $y=\frac{1}{\sqrt{2m-3}}x+m$ là hàm số bậc nhất
- A. $m<\frac{3}{2}$
- B. $m\neq \frac{3}{2}$
- C. $m=\frac{3}{2}$
-
D. $m>\frac{3}{2}$
Câu 10: Tìm m để hàm số $y=\frac{m+1}{m-2}x+2m-3$ là hàm số bậc nhất
- A. $m\neq -1$
- B. m > -1
-
C. $m\neq {-1;2}$
- D. $m\neq 2$
Câu 11: Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số y = 3x – 2m và y = −x + 1 – m cắt nhau tại một điểm trên trục tung?
- A. m = 1
- B. m = 0
-
C. m = −1
- D. m = 2
Câu 12: Cho ba đường thẳng $d_{1}$: y = −x + 5; $d_{2}$: y = 3x – 1; $d_{3}$: y = −2x + 6. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Giao điểm của $d_{1}$ và $d_{2}$ là M (0; 5)
B. Ba đường thẳng trên đồng quy tại N (1; 4)
C. Ba đường thẳng trên không đồng quy
D. Ba đường thẳng trên đồng quy tại điểm M (0; 5)
Câu 13: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào là đồ thị hàm số y = 2x + 1
-
A. Hình 4
- B. Hình 2
- C. Hình 3
-
D. Hình 1
Câu 14: Cho hai đường thẳng $d_{1}$: y = x - 1 và $d_{2}$: y = 2 - 3x. Tung độ giao điểm của $d_{1};d_{2}$ có tọa độ là:
- A. y = -4
- B. $y=\frac{7}{4}$
- C $y=\frac{1}{4}$
-
D. $y=-\frac{1}{4}$
Câu 15: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất?
- A. y = 4
- B. $y = \sqrt{x}+3$
-
C. $y = \frac{x-3}{4}$
- D. $y=\frac{x+5}{x-6}$
Câu 16: Với giá trị nào của m thì hàm số $y = (m^{2} – 9m + 8) x + 10$ là hàm số bậc nhất?
-
A. m ≠ {1; 8}
- B. m ≠ 1
- C. m ≠ 8
- D. Mọi m
Câu 17: Cho hàm số $y = (a^{2}- 4)x^{2} + (b – 3a)(b + 2a)x – 2$ là hàm số bậc nhất khi:
- A. $a=2; b\neq {6;-4}$
- B. $a=-2; b \neq {-6;4}$
- C. $a=2; a=-2$
-
D. Cả A, B đều đúng
Câu 18: Cho đường thẳng (d):y = (m - 3)x + 3m + 2. Tìm giá trị nguyên của m để (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ nguyên
- A. m = 4
- B. m = 14
- C. m = 2
-
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 19: Không vẽ đồ thị hàm số: y = 1,5x + 10, hãy cho biết trong các điểm sau, điểm nào không thuộc đồ thị hàm số đã cho: A(10; 25) ; B(-2; 7) ; C(4; - 4) ; D(0; 10)?
- A. Điểm A
- B. Điểm B
-
C. Điểm C
- D. Điểm D
Câu 20: Cho hàm số bậc nhất y = kx - 3. Tìm k, biết rằng đồ thị hàm số đi qua điểm A(-1; 0,5)
-
A. k = -3,5
- B. k = 3,5
- C. k = 2
- D. k = -2
Câu 21: Đường thẳng y = 3x - 1 có hệ số góc là:
- A. $\frac{1}{3}$
- B. 1
- C. 3
-
D. $-\frac{1}{3}$
Câu 22: Xác định các hệ số của a và b để đồ thị hàm số y = ax + b đi qua điểm M (1; 7) và N (0; 3)
- A. a = 3; b = 4
-
B. a = 4; b = 3
- C. $a=\frac{1}{4};b=-\frac{3}{4}$
- D. a = -3,5; b = 10,5
Câu 23: Cho đường thẳng d: y = 2x + 6. Giao điểm của d với trục tung là:
- A. $P(0;\frac{1}{6}$
- B. N (6; 0)
-
C. M (0; 6)
- D. D (0; -6)
Câu 24: Cho đường thẳng d: $y = 3x − \frac{1}{2}$. Giao điểm của d với trục tung là:
- A. $A (\frac{1}{6}; 0)$
- B. $B (0;\frac{1}{2})$
- C. $C(0;-\frac{1}{6})$
-
D. $D(0;-\frac{1}{2})$
Câu 25: Hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào dưới đây?
- A. y = 2x – 2
-
B. y = 3x – 3
- C. y = x – 1
- D. y = x + 1
Câu 26: Cho đường thẳng $d_{1}: y = −x + 2$ và $d_{2}: y = 5 – 4x$. Gọi A, B lần lượt là giao điểm của $d_{1}$ với $d_{2}$ và $d_{1}$ với trục hoành. Tổng hoành độ giao điểm của A và B là:
- A. 2
- B. 5
-
C. 3
- D. 8
Câu 27: Cho đường thẳng d: y = −2x – 4. Gọi A, B lần lượt là giao điểm của d với trục hoành và trục tung. Tính diện tích tam giác OAB.
- A. 2
-
B. 4
- C. 3
- D. 8
Câu 28: Cho hàm số $y = (2 – m) x-\frac{5+m}{2}$. Xác định m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có tung độ y = 3
- A. m = 11
-
B. m = −11
- C. m = −12
- D. m = 1
Câu 29: Chọn khẳng định đúng về đồ thị hàm số $y = ax + b (a\neq 0)$ với b = 0
-
A. Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
- B. Là đường thẳng song song với trục hoành
- C. Là đường thẳng đi qua hai điểm $A(1;b);B(-\frac{b}{a};0)$
- D. Là đường cong đi qua gốc tọa độ
Câu 30: Chọn khẳng định đúng về đồ thị hàm số $y = ax + b (a\neq 0)$
- A. Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
- B. Là đường thẳng song song với trục hoành
-
C. Là đường thẳng đi qua hai điểm $A(1;b);B(-\frac{b}{a};0)$
- D. Là đường cong đi qua gốc tọa độ