Trắc nghiệm hóa học 10 bài 29: Oxi Ozon

Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 10 bài 29: Oxi Ozon. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong không khí, oxi chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?

  • A. 20%
  • B. 25%
  • C. 30%
  • D. 18%

Câu 2: Đơn chất O$_{2}$ và O$_{3}$ là thù hình của nhau vì: 

  • A. Có số lượng nguyên tử khác nhau
  • B. Đều có tính oxi hóa
  • C. Đều được cấu tạo nên từ nguyên tố oxi
  • D. Chúng đều là chất khí

Câu 3: Cho các phản ứng sau: 

                           H$_{2}$O$_{2}$ + 3KI $\rightarrow $ I$_{2}$ + KOH

                           H$_{2}$O$_{2}$ + Ag$_{2}$O $\rightarrow $ 2Ag + H$_{2}$O + O$_{2}$

Phát biểu nào sau đây mô tả đúng tính chất của hidro peoxit?

  • A. H$_{2}$O$_{2}$ vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử
  • B. H$_{2}$O$_{2}$ chỉ có tính oxi hóa
  • C. H$_{2}$O$_{2}$ chỉ có tính khử
  • D. H$_{2}$O$_{2}$ đóng vai trò là môi trường phản ứng, không có tính oxi hóa cũng không có tính khử

Câu 4: Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

  • A. chu kì 3, nhóm VIA.
  • B. chu kì 2, nhóm VIA.
  • C. chu kì 3, nhóm IVA.
  • D. chu kì 2, nhóm IVA.

Câu 5: Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là

  • A. tính oxi hóa mạnh.
  • B. tính khử mạnh.
  • C. tính oxi hóa yếu.
  • D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Câu 6: Tính chất nào sau đây của O$_{3}$ và H$_{2}$O$_{2}$ là giống nhau?

  • A. Đều có tính khử
  • B. Là thù hình của nhau
  • C. Đều có tính oxi hóa
  • D. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Câu 7: Có thể dùng các hợp chất sau để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: KMnO$_{4}$, KClO$_{3}$, NaNO$_{3}$ và H$_{2}$O$_{2}$. Nếu lấy cùng số mol mỗi chất trên thì thể tích khí O$_{2}$ thu được từ chất nào nhiều nhất?

  • A. KMnO$_{4}$
  • B. KClO$_{3}$
  • C. NaNO$_{3}$
  • D. H$_{2}$O$_{2}$

Câu 8: Cho hỗn hợp khí ozon và oxi, sau một thời gian ozon bị phân hủy hết thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 2 lít. Thể tích oxi và ozon trong hỗn hợp đầu lần lượt là: 

  • A. 2 lít và 5 lít
  • B. 3 lít và 7 lít
  • C. 2 lít và 4 lít
  • D. 4 lít và 6 lít

Câu 9: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với oxi là

  • A. Mg, Al, C, C$_{2}$H$_{5}$OH
  • B. Al, P, Cl$_{2}$, CO
  • C. Au, C, S, CO
  • D. Fe, Pt, C, C$_{2}$H$_{5}$OH

Câu 10: Ở nhiệt độ thường

  • A. O$_{2}$ không oxi hóa được Ag, O$_{3}$ oxi hóa được Ag.
  • B. O$_{2}$ oxi hóa được Ag, O$_{3}$ không oxi hóa được Ag.
  • C. Cả O$_{2}$ và O$_{3}$ đều không oxi hóa được Ag.
  • D. Cả O$_{2}$ và O$_{3}$ đều oxi hóa được Ag.

Câu 11: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

  • A. KMnO$_{2}$ $ \overset{t^{\circ}}{\longrightarrow}$K + Mn + 2O$_{2}$
  • B. 2KClO$_{3}$ $ \overset{t^{\circ}}{\longrightarrow}$ 2KCl + 3O$_{2}$
  • C. 2Ag + O$_{3}$ → Ag$_{2}$O + O$_{2}$
  • D. C$_{2}$H$_{5}$OH + 3O$_{2}$ $ \overset{t^{\circ}}{\longrightarrow}$ 2CO$_{2}$+ 3H$_{2}$O

Câu 12: Dẫn 2,688 lít hỗn hợp khí gồm oxi và ozon (đktc) vào dung dịch KI dư thì thu được 20,32 gam iot kết tủa màu tím đen. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là: 

  • A. 33,33% và 66,67%
  • B. 40% và 60%
  • C. 46,33% và 53,67%
  • D. 30% và 70%

Câu 13: Cho phản ứng hóa học sau: 

             2KMnO$_{4}$ + 5H$_{2}$O$_{2}$ + 3H$_{2}$SO$_{4}$ $\rightarrow $ 2MnSO$_{4}$ + 5O$_{2}$ + K$_{2}$S$_{4}$ + 8H$_{2}$O

Trong phản ứng trên H$_{2}$O$_{2}$ đóng vai trò gì?

  • A. Chất oxi hóa
  • B. Chất khử
  • C. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử
  • D. Chất môi trường

Câu 14: Nhận xét nào dưới đây là không đúng?

  • A. Nguyên tố oxi tạo hai dạng thù hình là oxi (O$_{2}$) và ozon (O$_{3}$)
  • B. Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí
  • C. Công thức cấu tạo của oxi là O=O
  • D. Oxi tan trong nước nhiều hơn ozon

Câu 15: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?

  • A. Ag và O$_{3}$
  • B. CO và O$_{2}$
  • C. Mg và O$_{2}$
  • D. CO$_{2}$ và O$_{2}$

Câu 16: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

  • A. Khử trùng nước sinh hoạt.
  • B. Chữa sâu răng.
  • C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
  • D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Câu 17: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?

  • A. Ozon trơ về mặt hóa học.
  • B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.
  • C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.
  • D. Ozon không tác dụng được với nước.

Câu 18: Người lao phổi nếu sống gần rừng thông thì có thể khỏi bệnh vì gần rừng thông có: 

  • A. hổ phách
  • B. mùi hoa thông
  • C. nhựa thông
  • D. ozon

Câu 19: Phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: 

  • A. 2KI + O$_{3}$ + H$_{2}$O $\rightarrow $ I$_{2}$ + 2KOH + O$_{2}$
  • B. 5nH$_{2}$O + 6nCO$_{2}$ $\rightarrow $ (C$_{6}$H$_{10}$O$_{5})_{n}$ + 6nO$_{2}$
  • C. 2H$_{2}$O $ \overset{đp}{\longrightarrow}$ 2H$_{2}$ + O$_{2}$
  • D. 2KMnO$_{4}$ $\rightarrow $ K$_{2}$MnO$_{4}$ + MnO$_{2}$ + O$_{2}$

Câu 20: Tầng ozon có khả năng ngăn tia cực tím từ vũ trụ xâm nhập vào trái đất vì?

  • A. Tầng ozon chứa khí CFC có tác dụng hấp thụ tia cực tím cực mạnh
  • B. Tầng ozon đã hấp thụ tia cực tím cho cần bằng chuyển hóa ozon và oxi
  • C. Tầng ozon có khả năng phản xạ ánh sáng tím
  • D. Tầng ozon rất dày, ngăn không cho tia cực tím đi qua

Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Khí oxi không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
  • B. Khí ozon màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.
  • C. Ozon là một dạng thù hình của oxi, có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
  • D. Ozon và oxi đều được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl$_{2}$ và O$_{2}$. Sau phản ứng thu được 11,5 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 2,8 lít (đktc). Kim loại M là

  • A. Be    
  • B. Cu
  • C. Ca    
  • D. Mg

Câu 23: Phản ứng tạo O$_{3}$ từ O$_{2}$ cần điều kiện : 

  • A. tia lửa điện hoặc tia cực tím
  • B. Xúc tác Fe
  • C. Áp suất cao
  • D. Nhiệt độ cao

Câu 24: Khi nhúng tờ giấy ẩm có tẩm dung dịch hồ tinh bột và kali iodua vào bình chứa khí ozon thì xuất hiện màu xanh. Hiện tượng xảy ra là: 

  • A. Ozon oxi hóa hồ tinh bột
  • B. Ozon oxi hóa ion I$^{-}$ thành I$_{2}$
  • C. Ozon oxi hóa ion K$^{+}$ thành K
  • D. Ozon khử hồ tinh bột

Câu 25: Khi đốt cháy 6,4 gam bột đồng trong bình kín dung tích không đổi có thể tích là 22,4 lít (đktc) chứa đầy không khí (chứa 20% O$_{2}$ và 80% N$_{2}$ theo thể tích) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là: 

  • A. 7,5 g
  • B. 8 g
  • C. 7,04 g

  • D. 10 g

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ

CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN

CHƯƠNG 6: OXI - LƯU HUỲNH

CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập