Câu 1: Một nguyên tố hóa học có thể có nhiều nguyên tử có khối lượng khác nhau. Bởi vì:
- A. Hạt nhân có cùng proton và electron
- B. Hạt nhân có cùng số notron nhưng khác nhau về số proton
-
C. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số electron
- D. Hạt nhân có cùng số notron nhưng khác nhau về số electron
Câu 2: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân.
Cho các phát biểu sau về X:
- X có 26 nơtron trong hạt nhân.
- X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
- X có điện tích hạt nhân là 26+.
- Khối lượng nguyên tử X là 26u.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1.
-
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 3: Biết khối lượng của (p) là 1,6726.10$^{-27}$ kg và khối lượng của (e) là 9,1095.10$^{-31}$ kg. Tỷ số khối lượng của một (p) và một (e) là:
- A. 1936
- B. 1638
-
C. 1836
- D. 1900
Câu 4: Nguyên tử vàng có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là
- A. +79.
- B. -79.
- C. -1,26.10$^{-17}$ C.
-
D. +1,26.10$^{-17}$ C.
Câu 5: Biết công thức thể tích hình cầu là : V= $\frac{4}{3}\pi$ r$^{3}$ ( r là bán kính hình cầu). Hạt nhân nguyên tử hidro có bán kính gần đúng bằng 10$^{-15}$m. Xác định thể tích của hạt nhân nguyên tử hidro?
-
A. 4,190.10$^{-45}$ m$^{3}$
- B. 2,905.10$^{-45}$ m$^{3}$
- C. 6,285. 10$^{-45}$ m$^{3}$
- D. 2,514.10$^{-45}$ m$^{3}$
Câu 6: Một nguyên tử có 12 proton và 12 nơtron trong hạt nhân. Điện tích của ion tạo thành khi nguyên tử này bị mất 2 electron là
-
A. 2$^{+}$
- B. 12$^{+}$
- C. 24$^{+}$.
- D. 10$^{+}$.
Câu 7: Hạt nhân nguyên tử nào sau đây có số notron là 81?
- A. $_{83}^{207}$Pb
-
B. $_{56}^{137}$Ba
- C. $_{47}^{108}$Ag
- D. $_{79}^{197}$Au
Câu 8: Nguyên tử natri có 11 electron ở vỏ nguyên tử và 12 nơtron trong hạt nhân. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là
-
A. ≈ 1,0.
- B. ≈ 2,1.
- C. ≈ 0,92.
- D. ≈ 1,1.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng
-
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và notron
- B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
- C. Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân
- D. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
Câu 10: Trong tự nhiên, đồng có hai đồng vị là $_{29}^{63}$Cu và $_{29}^{65}$Cu, trong đó đồng vị $_{29}^{65}$Cu chiếm 27% về số nguyên tử. Phần trăm khối lượng của $_{29}^{63}$Cu trong Cu$_{2}$O là:
- A. 88,82%
- B. 32,15%
- C. 63,00%
-
D. 64,29%
Câu 11: Hạt X và Y có cấu tạo như sau:
Phát biểu nào sau đây về X và Y là đúng?
-
A. X và Y là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
- B. X và Y là các hạt có điện tích trái dấu.
- C. X và Y là các hạt mang điện tích âm.
- D. X và Y là các hạt mang điện tích dương.
Câu 12: Trong tự nhiên:
oxi có 3 đồng vị bền: $_{8}^{16}$O; $_{8}^{17}$O và $_{8}^{18}$O
cacbon có 2 đồng vị bền: $_{6}^{12}$C và $_{6}^{13}$C.
Số lượng phân tử CO$_{2}$ tạo thành từ các đồng vị trên là:
- A. 6
-
B. 12
- C. 9
- D. 18
Câu 13: Một nguyên tố X có 2 đồng vị là $^{127}$X và $^{131}$X
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. $^{127}$X có ít hơn $^{131}$X 4 nơtron và 4 electron.
-
B. $^{127}$X có ít hơn $^{131}$X 4 nơtron.
- C. $^{127}$X có ít hơn $^{131}$X 4 proton và 4 electron.
- D. $^{127}$X có ít hơn $^{131}$X 4 proton.
Câu 14: Nguyên tử X có chứa 13 hạt electron và 14 hạt nơtron . Kí hiệu của nguyên tử X là :
- A. $_{13}^{14}$X
- B. $_{27}^{13}$X
-
C. $_{13}^{27}$X
- D. $_{14}^{27}$X
Câu 15: Trong các khẳng định sau, khăng định nào đúng
- A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một lớp
-
B. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp
- C. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp
- D. Các electron có mức năng lượng khác nhau được xếp vào cùng một lớp
Câu 16: Phân bố electron trên các lớp K/L/M/N của nguyên tố asen lần lượt là 2/8/18/5. Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Lớp ngoài cùng của asen có 2 electron s.
- B. Điện tích hạt nhân asen là 33+.
-
C. Tổng số electron p của nguyên tử asen là 12.
- D. Tổng số electron d của nguyên tử asen là 10.
Câu 17: Nguyên tử nguyên tố X có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, X có số obitan chứa electron là:
- A. 9
- B. 8
-
C. 10
- D. 11
Câu 18: Nguyên tử nào sau đây có 8 electron ở lớp ngoài cùng?
- A. $_{16}^{32}$X
-
B. $_{18}^{40}$Y
- C. $_{8}^{18}$Z
- D. $_{24}^{52}$T
Câu 19: Các obitan trong cùng một phân lớp electron
- A. Có cùng định hướng trong không gian
-
B. Có cùng mức năng lượng
- C. Khác nhau về mức năng lượng
- D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi phân lớp
Câu 20: Cho các nguyên tử: $_{11}^{23}$X, $_{19}^{39}$Y, $_{13}^{27}$Z.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Số electron trên phân lớp s của Z lớn hơn số electron trên phân lớp s của Y.
- B. X, Y, Z có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.
- C. Tổng số electron trên phân lớp s của X và Z bằng nhau.
-
D. Tổng số electron p của Y là lớn nhất.
Câu 21: Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng?
- A. Bằng nhau
-
B. Gần bằng nhau
- C. Không bằng nhau
- D. Tùy từng nguyên tố
Câu 22: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các loại hạt sau:
- A. electron, notron
-
B. proton, notron
- C. electron, proton
- D. electron, proton, notron
Câu 23: Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân và được tính bằng
-
A. Tổng số hạt proton và tổng số hạt nơtron
- B. Tổng khối lượng của proton, nơtron và electron có trong nguyên tử
- C. Tổng khối lượng của các hạt nơtron và electron
- D. Tổng khối lượng của proton và electron
Câu 24: Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
- A. 4m.
- B. 40 m.
-
C. 400 m.
- D. 4000 m.
Câu 25: Trong một nguyên tử:
- Số proton bằng số electron
- Tổng điện tích các proton bằng điện tích hạt nhân Z
- Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử
- Tổng số proton và số notron gọi là số khối
- Tổng số proton và số notron gọi là số khối
Số mệnh đề đúng trong các câu trên là:
- A. 4
- B. 2
- C. 5
-
D. 3
Câu 26: Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học:
- Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.
- Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.
- Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.
- Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
-
D. 4.
Câu 27: Hòa tan V lít khí HCl (đktc) vào 185,4 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch HCl 16,57%. Giá trị của V là:
- A. 4,48
-
B. 8,96
- C. 2,24
- D. 6,72
Câu 28: Nguyên tử nguyên tố X có tổng electron ở phân lớp d bằng 6. Vị trí của X trong tuần hoàn các nguyên ố hóa học là:
- A. Ô 24, chu kì 4 nhóm VIB
- B. Ô 29, chu kì 4 nhóm IB
-
C. Ô 26, chu kì 4 nhóm VIIIB
- D. Ô 19, chu kì 4 nhóm IA
Câu 29: Khẳng định nào sau đây sai:
- A. Flo là nguyên tố phi kim mạnh nhất
- B. Có thể so sánh tính kim loại giữa hai nguyên tố kali và magie
-
C. Kim loại vẫn có khả năng nhận electron để trở thành anion
- D. Các ion: O$^{2-}$, F$^{-}$, Na$^{+}$ có cùng số electron
Câu 30: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn?
- A. 9, 11, 13
- B. 3, 11, 19
- C. 17, 18, 19
-
D. 20, 22, 24
Câu 31: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây bao goomg các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn?
-
A. 2, 10
- B. 7, 17
- C. 18, 26
- D. 5, 15
Câu 32: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến thiên tuần hoàn.
- B. Trong một chu kì, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tang dần.
- C. Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tang dần nên khối lượng nguyên tử tăng dần.
-
D. Trong một chu kì ngắn, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tang dần.
Câu 33: Cho cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố như sau:
X : 1s$^{2}$;
Y : 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$;
Z : 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{2}$;
T : 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{10}$4s$^{2}$;
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. X, Y, Z, T đều là các nguyên tố thuộc nhóm A.
- B. X, Y, T có 2 electron ở lớp ngoài cùng và đứng ở vị trí thứ hai trong chu kì.
-
C. Y và T là những nguyên tố kim loại.
- D. Y, Z, T đều có 2 electron hóa trị.
Câu 34: Trong các mệnh đề sau:
- Nhóm B gồm cả các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn
- Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì và 8 nhóm
- Nhóm A chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn
- Các nguyên tố nhóm d và f còn được gọi là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp
Số mệnh đề phát biểu đúng là:
- A. 3
- B. 2
-
C. 1
- D. 4
Câu 35: Cho 4,104 g một hỗn hợp hai oxit kim loại Al$_{2}$O$_{3}$ và B$_{2}$O$_{3}$ tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch HCl 0,18M (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết tên kim loại đó, biết chúng nằm ở hai chu kì 3 hoặc 4 và cách nhau 12 nguyên tố, trong đó 1 nguyên tố thuộc nhóm IIIA. Hai kim loại là:
-
A. Al và Fe
- B. Al và Cr
- C. Cr và Fe
- D. Fe và Ni
Câu 36: Cation M$^{3+}$ có 21 electron. Cấu hình electron của nguyên tố M là:
- A. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{1}$4s$^{2}$
-
B. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{5}$4s$^{1}$
- C. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{4}$4s$^{2}$
- D. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{3}$
Câu 37: Các đồng vị của một nguyên tố hóa học được phân biệt với nhau bởi đại lượng nào sau đây?
-
A. Số notron
- B. Số proton
- C. Số e hóa trị
- D. Số lớp e
Câu 38: Hai nguyên tử C và B có cùng
- A. số proton.
-
B. số nơtron.
- C. tính chất vật lý.
- D. tính chất hóa học.
Câu 39: Nguyên tử X, Y, Z có kí hiệu nguyên tử lần lượt là: $_{8}^{16}$X; $_{8}^{17}$X; $_{8}^{18}$X. Vậy X, Y, Z là:
- A. Ba nguyên tử có cùng số notron
-
B. Ba đồng vị của cùng một nguyên tố
- C. Ba nguyên tố có cùng số khối
- D. Ba đồng vị của ba nguyên tố khác nhau
Câu 40: Nguyên tử khối trung bình của antimon là 121,76u. Antimon có 2 đồng vị, đồng vị $_{51}^{121}$Sb chiếm 62%. Số khối của đồng vị thứ hai là bao nhiêu? (coi nguyên tử khối bằng số khối)
- A. 121u
- B. 122u
- C. 122,76u
-
D. 123u