Câu 1: Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns$^{2}$. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?
- A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.
- B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.
- C. L và M đều là những nguyên tố s.
-
D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng.
Câu 2: Hợp chất H có công thức MAx trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim thuộc chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n- p= 4, trong hạt nhân của A có n= p. Tổng số proton tring MAx là 58. Hai nguyên tố M và A là:
-
A. Fe và S
- B. Mg và Si
- C. Mg và S
- D. Fe và Cl
Câu 3: Nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
- A. 3
- B. 4
- C. 5
-
D. 6
Câu 4: Cho cấu hình electron của Mn là: [Ar]3d$^{5}$4s$^{2}$. Mn thuộc nguyên tố nào?
- A. Nguyên tố s
- B. Nguyên tố p
-
C. Nguyên tố d
- D. Nguyên tố f
Câu 5: Trong các mệnh đề sau:
- Nhóm B gồm cả các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn
- Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì và 8 nhóm
- Nhóm A chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn
- Các nguyên tố nhóm d và f còn được gọi là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp
Số mệnh đề phát biểu đúng là:
- A. 3
- B. 2
-
C. 1
- D. 4
Câu 6: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 29, 37. Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Các nguyên tố này đều là kim loại nhóm IA.
-
B. Các nguyên tố này không cùng một chu kì.
- C. Thứ tự tính kim loại tang dần: X < Y < Z.
- D. Thứ tự tính bazơ tang dần: XOH < YOH < ZOH.
Câu 7: Một nguyên tố R tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH$_{3}$. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Nguyên tố R là:
- A. Ni
-
B. N
- C. P
- D. Si
Câu 8: Cho ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hidroxit của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’.
Thứ tự tang dần tính bazơ của X’, Y’, Z’ là
- A. X’ < Y’ < Z’
-
B. Y’ < X’ < Z’
- C. Z’ < Y’ < X’
- D. Z’ < X’ < Y’
Câu 9: Tính axit của các axit HCl, HBr, HI, H$_{2}$S được sắp xếp theo trật tự nào?
- A. HCl > HBr > HI > H$_{2}$S
-
B. HI > HBr > HCl > H$_{2}$S
- C. H$_{2}$S > HCl > HBr > HI
- D. H$_{2}$S > HI > HBr > HCl
Câu 10: X là nguyên tố thuộc nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:
- X có 4 lớp electron và có 20 electron p.
- X có 5 electron hóa trị và 8 electron s.
- X có thể tạo được hợp chất bền với oxi có công thức hóa học XO2 và XO3.
- X có tính kim loại mạnh hơn so với nguyên tố có số thứ tự 33.
- X ở cùng nhóm với nguyên tố có số thứ tự 14.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
-
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 11: Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp ba lần hóa trị trong hợp chất với hidro. Trong hợp chất của R với hidro, tỷ lệ khối lượng của R và H là 16: 1. Không dùng bảng tuần hoàn hóa học, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.
- A. $_{15}^{32}$R
-
B. $_{16}^{32}$R
- C. $_{13}^{32}$R
- D. $_{14}^{32}$R
Câu 12: Một nguyên tố Q có cấu hình electron nguyên tử như sau:
[Xe]4f5d$^{10}$6s$^{2}$6p$^{2}$.
Có các phát biểu sau về nguyên tố Q:
- Q thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
- Q là nguyên tố thuộc nhóm A.
- Q là phi kim.
- Oxit cao nhất của Q có công thức hóa học QO$_{2}$.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 13: Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì.
Có các phát biểu sau đây:
- Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
- Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
- Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
- Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
- Hóa trị trong hợp chất với hidro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 14: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
- Tính kim loại – phi kim;
- Độ âm điện;
- Khối lượng nguyên tử;
- Cấu hình electron nguyên tử;
- Nhiệt độ sôi của các đơn chất;
- Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit;
- Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một chu kì là
- A. 3
- B. 4
-
C. 5
- D. 6
Câu 15: Hợp chất M được tạo bởi cation X$^{+}$ và anio Y$^{2-}$. Trong đó X$^{+}$ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s$^{2}$2p$^{6}$ và Y$^{2-}$ do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên, tổng số electron trong Y$^{2-}$ là 50. Biết hai nguyên tố trong Y$^{2-}$ thuộc cùng một nhóm A và hai chu liên tiếp. Xác định công thức phân tử của M.
- A. CaSO$_{4}$
-
B. Na$_{2}$SO$_{4}$
- C. K$_{3}$PO$_{4}$
- D. Na$_{3}$PO$_{4}$
Câu 16: Tỷ lệ phân tử khối của sunfua của nguyên tố R thuộc nhóm IVA so với phân tử khối bromua của R là 1000: 3771. Vậy R là:
- A. C
-
B. Si
- C. Ge
- D. Sn
Câu 17: Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào
- A. số proton trong hạt nhân và bán kính nguyên tử.
- B. khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử.
- C. số khối và số electron hóa trị.
-
D. số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.
Câu 18: Hai nguyên tố X, Y đứng cách nhau một nguyên tố trong cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn có tổng số proton là 26 (ZX< ZY). Cấu hình electron của X, Y là:
-
A. X: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$; Y: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{2}$
- B. X: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{1}$; Y: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{3}$
- C. X: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$; Y: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{1}$
- D. X: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$2p$^{1}$; Y: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{3}$
Câu 19: Bốn nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 17, 35, 53. Các nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:
- A. X, Y, Z, T
-
B. T, Z, Y, X
- C. X, Y, T, Z
- D. X, Z, T, Y
Câu 20: Ion R$^{+}$ có tổng số hạt cơ bản là 57 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 hạt. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn hóa học là:
- A. ô 19, chu kì 3, nhóm IA
- B. ô 11, chu kì 3, nhóm VIIA
-
C. ô 19, chu kì 4, nhóm IA
- D. ô 19, chu kì 2, nhóm VIIA