Câu 1: Phát biểu sai trong các câu sau là:
- A. Electron là hạt mang điện tích âm
- B. Electron có khối lượng 9,1094.10$^{-28}$g
- C. Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt
-
D. Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử
Câu 2: Xác định số nguyên tử N có trong 0,2 mol khí Nito.
- A. 2,4008.10$^{23}$
-
B. 2,4088.10$^{23}$
- C. 1,2044.10$^{23}$
- D. 12,044.10$^{23}$
Câu 3: Ở điều kiện thường crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm$^{3}$. Tính bán kính nguyên tử của crom (cho Cr= 52; coi nguyên tử Cr có dạng hình cầu)
- A. 0,155nm
-
B. 0,125nm
- C. 0,134nm
- D. 0,165nm
Câu 4: Nguyên tử vàng có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là
- A. +79.
- B. -79.
- C. -1,26.10$^{-17}$ C.
-
D. +1,26.10$^{-17}$ C.
Câu 5: Biết công thức thể tích hình cầu là : V= $\frac{4}{3}\pi$ r$^{3}$ ( r là bán kính hình cầu). Hạt nhân nguyên tử hidro có bán kính gần đúng bằng 10$^{-15}$m. Xác định thể tích của hạt nhân nguyên tử hidro?
-
A. 4,190.10$^{-45}$ m$^{3}$
- B. 2,905.10$^{-45}$ m$^{3}$
- C. 6,285. 10$^{-45}$ m$^{3}$
- D. 2,514.10$^{-45}$ m$^{3}$
Câu 6: Cặp nào sau đây không có sự phù hợp giữa đồng vị phóng xạ và ứng dụng thực tiễn của nó?
Đồng vị phóng xạ | Ứng dụng | |
|
$^{235}$U | Sản xuất điện tích hạt nhân |
|
$^{60}$Co | Tiêu diệt tế bào ung thư |
|
$^{14}$C | Xác định tuổi của các hóa thạch |
|
$^{23}$Na | Phát hiện vết nứt trong đường ống |
Câu 7: Khi dung hạt $_{20}^{48}$Ca bắn vào hạt nhân $_{95}^{243}$Am thì thu được một hạt nhân siêu nặng, đồng thời có 3 nơtron bị tách ra. Cấu tạo hạt nhân nguyên tố siêu nặng này gồm
- A. 176n và 115p.
-
B. 173n và 115p.
- C. 115n và 176p.
- D. 115n và 173p.
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là
-
A. 56$^{137}$A
- B. 137$^{56}$A
- C. 56$^{81}$A
- D. 81$^{56}$A
Câu 9: Tổng số hạt (p,n, e) trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96, trong đó, tổng số hạt mang điện tích nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. X và Y lần lượt là:
-
A. Mg và Ca
- B. Al và Mg
- C. Fe và Mg
- D. Kết quả khác
Câu 10: Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa có tổng số proton bằng 77. Giá trị của a là
- A. 1.
- B. 2.
-
C. 3.
- D. 4.
Câu 11: X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y
- A. X (Z = 18); Y (Z = 10).
- B. X (Z = 17); Y (Z = 11).
-
C. X (Z = 17); Y (Z = 12).
- D. X (Z = 15); Y (Z = 13).
Câu 12: Cho biết lựa chọn nào dưới đây có sự kết hợp đúng giữa tên nhà khoa học và công trình nghiên cứu của họ.
|
Thomson | Tìm ra hạt notron trong hạt nhân |
|
Bohr | Tìm ra hạt proton trong hạt nhân |
|
Rutherford | Tìm ra hạt nhân nguyên tử |
|
Chadwick | Tìm ra hạt electron |
Câu 13: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?
- A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
- B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.
-
C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.
- D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng gần bằng nhau.
Câu 14: Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố d, nguyên tử X có 5 electron hoá trị và lớp electron ngoài cùng thuộc lớp N.Cấu hình electron của X là:
-
A. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{3}$4s$^{2}$
- B. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$4s$^{2}$3d$^{3}$
- C. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{5}$4s$^{2}$
- D. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{10}$4s$^{2}$4p$^{3}$
Câu 15: Cho các nhận xét sau:
- Một nguyên tử có điện tích hạt nhân là +1,6a.10$^{-19}$ culong thì số proton trong hạt nhân là a
- Trong một nguyên tử thì số proton luôn bằng số notron
- Khi bắn phá hạt nhân người ta tìm thấy một loại hạt có khối lượng gần bằng khối lượng của proton, hạt đó là electron
- Trong nguyên tử bất kì thì điện tích của lớp vỏ luôn bằng điện tích của hạt nhân nhưng ngược dấu
Số nhận xét đúng là:
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 16: Tổng số hạt mang điện trong anion MOx$^{2-}$ là 78 hạt. Biết rằng M là nguyên tố thuộc nhóm A và x là số nguyên dương, lẻ. Xác định công thức của ion trên.
-
A. SiO$_{3}^{2-}$
- B. CO$_{3}^{2-}$
- C. SO$_{3}^{2-}$
- D. SO$_{4}^{2-}$
Câu 17: Cho 5,85 gam muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO$_{3}$ dư thu được 14,35 gam kết tủa trắng. Nguyên tố X có hai đồng vị $^{35}$ (x$_{1}$%) và $^{37}$X (x$_{2}$%). Vậy giá trị của x$_{1}$ và x$_{2}$ lần lượt là:
- A. 25% và 75%
-
B. 75% và 25%
- C. 65% và 35%
- D. 35% và 65%
Câu 18: Trong tự nhiên sắt gồm 4 đồng vị $^{54}$Fe chiếm 5,8%; $^{56}$Fe chiếm 91,72%; $^{57}$Fe chiếm 2,2% và $^{58}$%Fe chiếm 0,28%. Brom là hỗn hợp hai đồng vị $^{79}$Br chiếm 50,69% và $^{81}$Br chiếm 49,31%. Tính % khối lượng của $^{56}$Fe trong FeBr$_{3}$.
-
A. 17,36%
- B. 18,92%
- C. 27,03%
- D. 27,55%
Câu 19: Nguyên tố X có hai đồng vị X$_{1}$ và X$_{2}$. Tổng số hạt không mang điện trong X$_{1}$ và X$_{2}$ là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX$_{2}$. Biết tỉ lệ số nguyên tử X$_{1}$ : X$_{2}$ = 9 : 11. Xác định số khối của X$_{1}$, X$_{2}$ (biết NX$_{1}$+ NX$_{2}$= 90)
-
A. 81 và 79
- B. 75 và 85
- C. 78 và 80
- D. 85 và 75
Câu 20: Bán kính nguyên tử và khối lượng mol của nguyên tử Fe lần lượt là 1,28A$^{o}$ và 56gam/mol. Biết rằng trong tinh thể Fe chỉ chiếm 74% về thể tích, còn lại là phần rỗng (N= 6,023.10$^{23}$, $\pi$= 3,14). Khối lượng riêng của Fe là:
-
A. 7,84g/cm$^{3}$
- B. 8,74g/cm$^{3}$
- C. 4,78g/cm$^{3}$
- D. 7,48g/cm$^{3}$