Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
- A. Sự oxi hóa là sự mất electron
-
B. Sự khử là sự mất electron hay cho electron
- C. Chất khử là chất nhường electron
- D. Chất oxi hóa là chất thu electron
Câu 2: Cho các quá trình sau:
- Đốt cháy than trong không khí
- Làm bay hơi nước biển trong quá trình sản xuất muối biển
- Nung vôi
- Tôi vôi
- Iot thăng hoa
Trong các quá trình trên, quá trình nào có phản ứng hóa học xảy ra?
- A. 2,3,4,5
- B. 1, 2, 3
-
C. 1, 3, 4
- D. Tất cả các quá trình trên
Câu 3: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS$_{2}$ để tạo thành sản phẩm CuO, Fe$_{2}$O$_{3}$ và SO$_{2}$ thì CuFeS$_{2}$ sẽ:
- A. Nhường 26 (e)
- B. Nhận 12 (e)
- C. Nhận 13 (e)
-
D. Nhường 13 (e)
Câu 4: Trong các phản ứng oxi hóa khử, vai trò của Fe$^{2+}$ là:
- A. chỉ thể hiện tính khử
- B. không có vai trò gì
- C. chỉ thể hiện tính oxi hóa
-
D. thể hiện tính oxi hóa hoặc thể hiện tính khử
Câu 5: Cho phản ứng: Ca +Cl$_{2}$ → CaCl$_{2}$.
Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.
- B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.
- C. Mỗi phân tử Cl$_{2}$nhường 2e.
-
D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.
Câu 6: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
- A. NH$_{3}$ + HCl $\rightarrow $ NH$_{4}$Cl
- B. H$_{2}$S + 2NaOH $\rightarrow $ Na$_{2}$S + 2H$_{2}$O
-
C. 4NH$_{3}$ + 3O$_{2}$ $\rightarrow $ 2N$_{2}$ + 6H$_{2}$O
- D. H$_{2}$SO$_{4}$ + BaCl$_{2}$ $\rightarrow $ BaSO$_{4}$ ↓ + 2HCl
Câu 7: Trong phản ứng: CaCO$_{3}$ → CaO + CO$_{2}$, nguyên tố cacbon
- A. chỉ bị oxi hóa.
- B. chỉ bị khử.
- C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
-
D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
Câu 8: Trong phản ứng: NO$_{2}$ + H$_{2}$O → HNO$_{3}$ + NO, nguyên tố nitơ
- A. chỉ bị oxi hóa.
- B. chỉ bị khử.
-
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
- D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
Câu 9: Trong phản ứng: Cu + 2H$_{2}$SO$_{4}$ (đặc, nóng) → CuSO$_{4}$ + SO$_{2}$ + 2H$_{2}$O, axit sunfuric
- A. là chất oxi hóa.
-
B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
- C. là chất khử.
- D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 10: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa?
- A. S
-
B. F$_{2}$
- C. Cl$_{2}$
- D. N$_{2}$
Câu 11: Trong các phản ứng hóa học, SO$_{2}$ có thể là chất oxi hóa hoặc chất khử vì:
- A. SO$_{2}$ là oxit của đa axit
- B. SO$_{2}$ là oxit axit
- C. Lưu huỳnh trong SO$_{2}$ đã đạt số oxi hóa cao nhất
-
D. Lưu huỳnh trong SO$_{2}$ có số oxi hóa trung gian
Câu 12: Khi cho Cl$_{2}$ tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, trong phản ứng này Cl$_{2}$ đóng vai trò là:
-
A. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
- B. Chất nhận (e)
- C. Chất nhường (e)
- D. Chất nhường (p)
Câu 13: Cho các mệnh đề sau:
- Lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử
- S$^{2-}$ trong hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử
- SO$_{2}$ vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa
- Trong phân tử H$_{2}$SO$_{4}$ thì nguyên tố S chỉ thể hiện tính oxi hóa
Số mệnh đề phát biểu đúng là:
- A. 1
-
B. 3
- C. 2
- D. 4
Câu 14: Lượng cồn (C$_{2}$H$_{5}$OH) trong máu người được xác định bằng cách chuẩn độ huyết thanh với dung dịch kali đicromat. Sơ đồ phản ứng như sau:
C$_{2}$H$_{5}$OH + K$_{2}$Cr$_{2}$O$_{7}$ + H$_{2}$SO$_{4}$ $\rightarrow $ CO$_{2}$ + Cr$_{2}$(SO$_{4})_{3}$ + K$_{2}$SO$_{4}$+ H$_{2}$O
Hoàn thành phương trình trên thì hệ số của các chất sau khi cân bằng là:
- A. 1, 3, 8, 2, 2, 2, 10
-
B. 1, 2, 8, 2, 2, 2, 11
- C. 2, 3, 8, 2, 2, 2, 11
- D. 1, 2, 8, 3, 2, 2, 11
Câu 15: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chấ khử?
- A. cacbon
-
B. kali
- C. hidro
- D. hidro sunfua
Câu 16: Cho phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag$_{+}$→ Cu$^{2+}$ + 2Ag.
Kết luận nào sau đây sai?
-
A. Cu$^{2+}$ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag$_{+}$.
- B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.
- C. Ag$_{+}$ có tính oxi hóa mạnh hơnCu$^{2+}$.
- D. Cu bị oxi hóa bởi ion Ag$_{+}$.
Câu 17: Trong phản ứng nào sau đây, HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?
- A. Fe + KNO$_{3}$ + 4HCl → FeCl$_{3}$+ KCl + NO + 2H$_{2}$O
- B. MnO$_{2}$ + 4HCl → MnCl$_{2}$ + Cl$_{2}$+ 2H$_{2}$O
-
C. Fe + 2HCl → FeCl$_{2}$ + H$_{2}$
- D. NaOH + HCl → NaCl + H$_{2}$O
Câu 18: Cho phản ứng hóa học sau: FeS$_{2}$ + O$_{2}$ → Fe$_{2}$O$_{3}$ + SO$_{2}$
Khi cân bằng phương trình phản ứng với hệ số các chất là các số nguyên tối giản, hệ số của O$_{2}$ là
- A. 4
- B. 6
- C. 9
-
D. 11
Câu 19: Phản ứng giữa HNO$_{3}$ với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là
- A. 8
-
B. 9
- C. 12
- D. 13
Câu 20: Cho phản ứng : Cu + HNO$_{3}$ → Cu(NO$_{3})_{2}$ + NO + H$_{2}$O.
Sau khi cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, tỉ lệ các hệ số của HNO$_{3}$ và NO là
-
A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 1
Câu 21: Nhận xét không đúng trong các nhận xét sau là:
- A. Trong phản ứng oxi hóa khử, sự oxi hóa và sự khử luôn diễn ra đồng thời
- B. Nguyên tố ở mức oxi hóa trung gian, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
-
C. Chất oxi hóa gặp chất khử đều có phản ứng hóa học xảy ra
- D. Sự oxi hóa là quá trình nhường electron, sự khử là quá trình nhận electron
Câu 22: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe$_{2}$O$_{3}$ và Fe$_{3}$O$_{4}$ phản ứng hết với dung dịch HNO$_{3}$ loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cô cạn X được m gam muối khan. Giá trị của m là:
- A. 49,09
- B. 34,36
- C. 35,5
-
D. 38,72
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng?
Đồng kim loại (Cu) có thể tác dụng với:
- A. dung dịch muối sắt (II) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt kim loại
-
B. dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và muối sắt (II)
- C. dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt kim loại
- D. không thể tác dụng với muối sắt (III)
Câu 24: Dãy nào sau đây gồm các phân tử và ion đều vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?
-
A. HCl, Fe$^{2+}$, Cl$_{2}$
- B. SO$_{2}$, H$_{2}$S, F$^{-}$
- C. SO$_{2}$, S$^{2-}$, H$_{2}$S
- D.Na$_{2}$SO$_{3}$, Br$_{2}$, Al$^{3+}$
Câu 25: Khối lượng K$_{2}$Cr$_{2}$O$_{7}$ cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO$_{4}$ trong môi trường H$_{2}$SO$_{4}$ loãng dư là
- A. 14,7 gam
- B. 9,8 gam
- C. 58,8 gam
-
D. 29,4 gam