Câu 1: Cho 20 gam hỗn hợp gồm $Mg, MgO, Zn, ZnO, Al, Al_{2}O_{3}$ tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl thì thu được dung dịch X và 0,15 mol khí $H_{2}$. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là
- A. 48,90 gam.
- B. 30,65 gam.
- C. 42,00 gam.
-
D. 44,40 gam.
Câu 2: Chất X là chất khí ở điều kiện thường, có màu vàng lục, dùng để khử trùng nước sinh hoạt… Chất X là:
- A. $O_{2}$
-
B. $Cl_{2}$
- C. $SO_{2}$
- D. $O_{3}$
Câu 3: Hòa tan 10,8 gam một kim loại R có hóa trị không đổi vào dung dịch HCl loãng dư thu được 10,08 lít $H_{2}$ (ở đktc). Kim loại R là:
-
A. Mg
- B. Fe
- C. Zn
- D. Al
Câu 4: Cho 21,75 gam $MnO_{2}$ tác dụng với dung dịch HCl đặc sinh ra V lít khí $Cl_{2}$ (đktc), biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của V là:
-
A. 4,48 lít
- B. 6,72 lít
- C. 5,6 lít
- D. 2,24 lít
Câu 5: Nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
- A. $ns^{2}np^{3}$
- B. $ns^{2}np^{4}$
-
C. $ns^{2}np^{5}$
- D. $ns^{2}np^{7}$
Câu 6: Oxi hóa 16,8 gam sắt bằng V lít không khí (ở đktc) thu được m gam chất rắn A gồm ($Fe, FeO, Fe_{2}O_{3}, Fe_{3}O_{4}$). Hòa tan hết A bằng dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nóng dư thu được 5,6 lít khí $SO_{2}$ sản phẩm khử duy nhất. Tính V (Biết các khí đo ở đktc và $O_{2}$ chiếm $\frac{1}{5}$ thể tích không khí).
- A. 33,6 lit
-
B. 11,2 lít
- C. 2,24 lít
- D. 44,8 lít
Câu 7: Dung dịch $H_{2}S$ để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng:
- A. Xuất hiện chất rắn màu đen
- B. Chuyển sang màu nâu đỏ
- C. Vẫn trong suốt, không màu
-
D. Bị vẩn đục, màu vàng.
Câu 8: Chất nào sau đây tan trong nước nhiều nhất?
-
A. $SO_{2}$
- B. $H_{2}S$
- C. $O_{2}$
- D. $Cl_{2}$
Câu 9: Hấp thụ 6,72 lít khí $SO_{2}$(đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M. Dung dịch sau phản ứng chứa:
- A. $NaHSO_{3}$ 1,2M.
- B. $Na_{2}SO_{3}$ 1M .
-
C. $NaHSO_{3}$ 0,4M và $Na_{2}SO_{3}$ 0,8M.
- D. $NaHSO_{3}$ 0,5M và $Na_{2}SO_{3}$ 1M.
Câu 10: Nhận xét nào sau đây là không đúng?
- A. Trong đời sống ozon dùng làm chất sát trùng nước sinh hoạt.
- B. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
- C. Trong y học ozon được dùng để chữa sâu răng.
-
D. Ở điều kiện thường, ozon oxi hóa được vàng.
Câu 11: Hòa tan hết m gam hỗn hợp $CuO, MgO, Fe_{2}O_{3}$ vào 400 ml dung dịch axit HCl 3M vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 65 gam muối khan. Tính m?
- A. 22,4 gam
-
B. 32,0 gam
- C. 21,2 gam
- D. 30,2 gam
Câu 12: Có 3 bình đựng 3 chất khí riêng biệt: $O_{2}, O_{3}, H_{2}S$ lần lượt cho từng khí này qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, chất khí làm dung dịch chuyển màu xanh là:
- A. $O_{2}$
- B. $H_{2}S$
-
C. $O_{3}$
- D. $O_{3}$ và $O_{2}$
Câu 13: Phương pháp để điều chế khí $O_{2}$ trong phòng thí nghiệm là:
- A. Điện phân $H_{2}O$
- B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
-
C. Nhiệt phân $KMnO_{4}$
- D. Điện phân dung dịch NaCl
Câu 14: Cho lần lượt các chất sau: $Cu, C, MgO, KBr, FeS, Fe_{3}O_{4}, Fe_{2}O_{3}, FeO, Fe(OH)_{2}, Fe(OH)_{3}$ tác dụng với dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá – khử là:
- A. 9
- B. 8
-
C. 7
- D. 6
Câu 15: $Cl_{2}$ không phản ứng trực tiếp được với chất nào sau đây?
-
A. $O_{2}$.
- B. $H_{2}$.
- C. $Cu$.
- D. $NaOH$.
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm $Fe_{x}O_{y}$ và Cu bằng dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí $SO_{2}$ (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong X.
- A. 23,26%
- B. 36,23%
- C. 26,23%
-
D. 26,23%
Câu 17: Cho 4,35 gam $MnO_{2}$ tác dụng với lượng dư dung dịch HCl đặc, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (ở đktc) là
- A. 0,56 lít.
-
B. 1,12 lít.
- C. 2,24 lít.
- D. 0,112 lít.
Câu 18: Nguyên tố lưu huỳnh không có khả năng thể hiện số oxi hóa là
- A. +4.
- B. +6.
- C. 0.
-
D. +5.
Câu 19: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch $HCl, H_{2}SO_{4}$ loãng?
- A. CuO.
- B. NaOH.
- C. Fe.
-
D. Ag.
Câu 20: Trong các halogen sau, halogen nào có tính khử yếu nhất?
-
A. Flo.
- B. Clo.
- C. Brom.
- D. Iot.
Câu 21: Dẫn 2,24 lít $SO_{2}$ (đktc) vào dung dịch nước vôi trong, dư. Khối lượng kết tủa tạo thành sau phản ứng là
- A. 10 gam.
- B. 11 gam.
-
C. 12 gam.
- D. 13 gam.
Câu 22: Cho cân bằng hóa học: $2SO_{2} (k) + O_{2} (k)\leftrightarrow 2SO_{3} (k)$; phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là
- A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
-
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ $O_{2}$.
- C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
- D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ $SO_{3}$.
Câu 23: Trường hợp nào tác dụng với $H_{2}SO_{4}$ đặc nóng và $H_{2}SO_{4}$ loãng đều cho sản phẩm giống nhau?
- A. $Fe$.
- B. $Fe(OH)_{2}$.
-
C. $Fe(OH)_{3}$.
- D. $Fe_{3}O_{4}$.
Câu 24: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế oxi bằng cách
-
A. Nhiệt phân $KMnO_{4}$.
- B. Nhiệt phân $K_{2}MnO_{4}$.
- C. Điện phân nước.
- D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 0,65 gam Zn bằng dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc, nóng, dư thấy thu được V lít $SO_{2}$ (đktc). Giá trị của V là
-
A. 0,224.
- B. 0,336.
- C. 0,112.
- D. 0,448.
Câu 26: Cho phản ứng: $Br_{2} + HCOOH$ → $2HBr + CO_{2}$. Nồng độ ban đầu của $Br_{2}$ là 0,012 mol/lít, sau 50 giây nồng độ $Br_{2}$ còn lại là a mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo $Br_{2}$ là $4.10^{-5}$ mol/(l.s). Tính giá trị của a.
-
A. 0,01
- B. 0,012
- C. 0,014
- D. 0,1
Câu 27: Cho phản ứng sau: $HCOOH + Br_{2}$ → $2HBr + CO_{2}$
Lúc đầu nồng độ hơi $Br_{2}$ 0,04 mol/l. Sau 100 giây, nồng độ hơi $Br_{2}$ còn lại là 0,012 mol/l. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo $Br_{2}$ trong khoảng thời gian 100 giây?
- A. $2,8. 10^{-3}$ Mol/l.s
-
B. $2,8. 10^{-4}$ Mol/l.s
- C. $2,8. 10^{-5}$ Mol/l.s
- D. $2,8. 10^{-6}$ Mol/l.s
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung của tất cả các halogen?
- A. Liên kết trong phân tử halogen ($X_{2}$) không bền lắm.
-
B. Các nguyên tố halogen đều có các số oxi hóa -1; +1; +3; +5; +7 trong các hợp chất.
- C. Halogen là các phi kim điển hình.
- D. Trong phản ứng hóa học, nguyên tử halogen dễ thu thêm 1 electron.
Câu 29: Cho cân bằng hoá học: $N_{2} (k) + 3H_{2} (k)$ ⇔ $2NH_{3} (k)$; phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
- A. Thay đổi áp suất của hệ.
- B. Thay đổi nồng độ N2.
- C. Thay đổi nhiệt độ.
-
D. Thêm chất xúc tác Fe.
Câu 30: Cho các phương trình hóa học sau:
(a) $O_{2} + 4Ag$ → $2Ag_{2}O$
(b) $F_{2} + 2NaCl$ → $2NaF + Cl_{2}$
(c) $H_{2}S + FeCl_{2}$ → $FeS + 2HCl$
(d) $HCl + AgNO_{3}$ → $AgCl + HNO_{3}$
Số phương trình hóa học viết đúng là
- A. 4.
-
B. 1.
- C. 2.
- D. 3.
Câu 30: Những nguyên tố ở nhóm nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài cùng là $ns^{2}np^{5}$?
- A. Nhóm kim loại kiềm.
- B. Nhóm khí hiếm.
-
C. Nhóm halogen.
- D. Nhóm oxi – lưu huỳnh.
Câu 31: Trong PTN oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
- A. $CaCO_{3}$.
-
B. $KMnO_{4}$.
- C. $BaSO_{4}$.
- D. $Na_{2}O$.
Câu 32: Dãy các muối sunfua tan trong nước là
- A. $CuS; FeS; ZnS$.
- B. $PbS; Ag_{2}S; K_{2}S$.
- C. $FeS; ZnS; Na_{2}S.
-
D. $BaS; K_{2}S; Na_{2}S$.
Câu 33: Phản ứng nào sau đây là sai?
- A. $2Fe(OH)_{2} + 4H_{2}SO_{4}$ đặc → $Fe_{2}(SO_{4})_{3} + SO_{2} + 6H_{2}O$.
-
B. $Fe_{2}O_{3} + 4H_{2}SO_{4}$ đặc → $Fe_{2}(SO_{4})_{3} + SO_{2} + 4H_{2}O$.
- C. $Fe(OH)_{2} + H_{2}SO_{4}$ loãng → $FeSO_{4} + 2H_{2}O$ .
- D. $Fe_{2}O_{3} + 3H_{2}SO_{4}$ loãng → $Fe_{2}(SO_{4})_{3} + 3H_{2}O$.
Câu 34: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là
- A. $NH_{3}$.
- B. $CO_{2}$.
-
C. $SO_{2}$.
- D. $O_{3}$.
Câu 35: Các số oxi hóa phổ biến của S trong hợp chất là
- A. -2, 0, +2, +4.
- B. -2, 0, +4, +6.
- C. -2, +2, +4.
-
D. -2, +4, +6.
Câu 36: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng và dung dịch $HCl$?
- A. Na.
- B. Al.
- C. Mg.
-
D. Cu.
Câu 37: Sục từ từ 2,24 lít $SO_{2}$ (ở đktc) vào 200ml dung dịch KOH 0,85M thu được m gam muối. Tính m?
- A. 16,44 gam
- B. 13,27 gam
-
C. 14,66 gam
- D. 12,81 gam
Câu 38: Các halogen có tính chất hóa học cơ bản là
- A. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
- B. Tính khử.
- C. Tính kim loại.
-
D. Tính oxi hóa.
Câu 39: Khi cho dung dịch $AgNO_{3}$ phản ứng với dung dịch nào sau đây sẽ không cho kết tủa?
- A. Dung dịch NaI.
- B. Dung dịch NaCl.
- C. Dung dịch NaBr.
-
D. Dung dịch NaF.
Câu 40: Cho 0,1 mol $KMnO_{4}$ tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng. Khối lượng khí thoát ra là:
- A. 7,1 gam.
-
B. 17,75 gam.
- C. 14,2 gam.
- D. 21,6 gam.