Trắc nghiệm hóa 10 chương II: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn (P4)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 10 chương II: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:

  • A. Nguyên tố s
  • B. Nguyên tố p
  • C. Nguyên tố d và nguyên tố f.
  • D. Nguyên tố s và nguyên tố p

Câu 2: Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì

  • A. Phi kim mạnh nhất là iot.
  • B. Kim loại mạnh nhất là Li.
  • C. Phi kim mạnh nhất là oxi.
  • D. Phi kim mạnh nhất là flo.

Câu 3: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

  • A. F, O, Li, Na.     
  • B. F, Na, O, Li.
  • C. F, Li, O, Na.     
  • D. Li, Na, O, F.

Câu 4: Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau:

X1: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$

X2: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$4s$^{1}$

X3: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$4s$^{2}$

X4: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{5}$

X5: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{6}$4s$^{2}$

X6: 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{4}$

Các nguyên tố cùng một chu kì là:

  • A. X1, X3, X6
  • B. X2, X3, X5
  • C. X1, X2, X6
  • D. X3, X4

Câu 5: Khi sắp xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn? 

  • A. Số electron lớp ngoài cùng
  • B. Năng lượng ion hóa
  • C. Độ âm điện
  • D. Số khối

Câu 6: Oxit cao nhất của R có phân tử khối là 60. Giá trị nguyên tử khối của R là: 

  • A. 44
  • B. 28
  • C. 22
  • D. 16

Câu 7: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 2 của BTH, Y tạo được hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất của Y là YO$_{2}$. Hợp chất tạo bởi Y và kim loại M là là MY$_{2}$ trong đó Y chiếm 37,5% về khối lượng. Tìm M.

  • A. Mg
  • B. Cu
  • C. Al
  • D. Ca

Câu 8: Cho điện tích hạt nhân O(Z = 8), Na(Z = 11), Mg(Z = 12), Al(Z = 13) và các hạt vi mô: O$^{2-}$, Al$^{3+}$, Al, Na, Mg$^{2+}$, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?

  • A. Al$^{3+}$ < Mg$^{2+}$ < O$^{2-}$ < Al < Mg < Na.
  • B. Al$^{3+}$ < Mg$^{2+}$ < Al < Mg < Na < O$^{2-}$.
  • C. Na < Mg < Al < Al$^{3+}$ < Mg$^{2+}$ < O$^{2-}$.
  • D. Na < Mg < Mg$^{2+}$ < Al$^{3+}$ < Al < O2-$^{2-}$.

Câu 9: Nguyên tố A và B thuộc hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử A và B là 23. Biết rằng A và B ở hai nhóm A liên tiếp và dạng đơn chất của chúng rất dễ tác dụng với nhau tạo thành hợp chất X. biết rằng ZA < ZB. Kết luận nào sau đây là sai?

  • A. A và B đều là các phi kim.
  • B. Độ âm điện của A lớn hơn B.
  • C. Trong hợp chất của A với hidro, tỉ lệ phần trăm về khối lượng của A là 88,9%.
  • D. Hợp chất của B với oxi, trong đó B có hóa trị cao nhất, có công thức hóa học B2O3.

Câu 10: A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y lần lượt là:

  • A. Na và K     
  • B. K và Rb
  • C. Li và Na     
  • D. Rb và Cs

Câu 11: Oxit của A có công thức hóa học AxOy là hợp chất khí, trong đó oxi chiếm 69,57% về khối lượng. Biết rằng 5,6 lít khí này ở đktc có khối lượng là 11,5 gam. Cho các phát biểu sau:

  1. Nguyên tố A thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
  2. A là phi kim.
  3. A có độ âm điện lớn hơn oxi.
  4. Bán kính nguyên tử của A nhỏ hơn P.
  5. Hợp chất AxOy ở trên là oxit ứng với hóa trị cao nhất của A.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 1    
  • B. 2    
  • C. 3    
  • D. 4

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

  1. Mỗi ô của bảng tuần hoàn chỉ chứa một nguyên tố hóa học.
  2. Các đồng vị của một nguyên tố hóa học được xếp vào cùng một ô.
  3. Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số electron lớp ngoài cùng.
  4. Các nguyên tố được xếp trong cùng một chu kì có tính chất vật lí và hóa học tương tự.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 1    
  • B. 2    
  • C. 3    
  • D. 4

Câu 13: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất của R với hidro (không có thêm nguyên tố khác) có 5,882% hidro về khối lượng. R là nguyên tố nào?

  • A. Selen (Z= 34)
  • B. Oxi (Z= 8)
  • C. Crom (Z= 24)
  • D. Lưu huỳnh (Z= 16)

Câu 14: R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2. Tổng số proton và nơtron của R < 34. R là:

  • A. O     
  • B. C
  • C. N     
  • D. S

Câu 15: Nguyên tố A và B thuộc hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử A và B là 23. Biết rằng A và B ở hai nhóm A liên tiếp và dạng đơn chất của chúng rất dễ tác dụng với nhau tạo thành hợp chất X. biết rằng Z$_{A}$ < Z$_{B}$. Kết luận nào sau đây là sai?

  • A. A và B đều là các phi kim.
  • B. Độ âm điện của A lớn hơn B.
  • C. Trong hợp chất của A với hidro, tỉ lệ phần trăm về khối lượng của A là 88,9%.
  • D. Hợp chất của B với oxi, trong đó B có hóa trị cao nhất, có công thức hóa học B$_{2}$O$_{3}$

Câu 16: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là:

  • A. K      
  • B.Rb
  • C. Na     
  • D. Li

Câu 17: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Cấu hình electron của A và B lần lượt là:

  • A. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$ và 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$4s$_{2}$
  • B. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$ và 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{2}$
  • C. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{2}$ và 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$
  • D. 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$ và 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{6}$3s$^{2}$3p$^{6}$3d$^{4}$

Câu 18: Hòa tan hết 46 gam hỗn hợp gồm Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước, thu được dung dịch D và 11,2 lít khí đo ở đktc. Nếu thêm 0,18 mol Na$_{2}$SO$_{4}$ vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết bari. Nếu thêm 0,21 mol Na$_{2}$SO$_{4}$ vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na$_{2}$SO$_{4}$.

Xác định hai kim loại A và B

  • A. Na và K
  • B. Li và Na
  • C. Li và K
  • D. Na và Cs 

Câu 19: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm ở hai chu kì liên tiếp, biết rằng X đứng trước Y trong bảng tuần hoàn. Tổng các hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 52. Số hiệu nguyên tử của X là

  • A. 22    
  • B. 17    
  • C. 9    
  • D. 5

Câu 20: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn, MA < MB. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít khí hidro (đktc). Kim loại B là

  • A. K    
  • B. Rb    
  • C. Ba    
  • D. Sr

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ

CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN

CHƯƠNG 6: OXI - LƯU HUỲNH

CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập