Trắc nghiệm hóa học 10 bài 16: Luyện tập Liên kết hóa học

Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 10 bài 16: Luyện tập Liên kết hóa học. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Sự lai hóa các ao là sự tổ hợp các AO ở các phân lớp khác nhau tạo thành các sự lai hóa giống nhau
  • B. Sự lai hóa các ao là sự tổ hợp các AO ở các phân lớp khác nhau tạo thành các sự lai hóa khác nhau
  • C. Sự lai hóa các ao là sự tổ hợp các AO hóa trị ở các lớp khác nhau tạo thành các AO lai hóa giống nhau
  • D. Sự lai hóa các ao là sự tổ hợp các AO  ở các lớp khác nhau tạo thành các AO lai hóa khác nhau

Câu 2: Hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị khi: 

  • A. Hai ion có điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện
  • B. Hai ion có điện tích trái dấu nhau tiến lại gần nhau tạo liên kết
  • C. Hai nguyên tử có độ âm điện khác nhau tiến lại gần nhau tạo liên kết
  • D. Mỗi nguyên tử góp chung electron để tạo ra cặp electron chung

Câu 3: Liên kết ion là loại liên hóa học, được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa: 

  • A. Cation và electron tự do
  • B. Electron chung và hạt nhân nguyên tử
  • C. Cation và anion
  • D. Các ion dương kim loại với các electron tự do

Câu 4: Trorg phân tử CS$_{2}$, số cặp electron (lớp ngoài cùng) chưa tham gia liên kết là

  • A. 2     
  • B. 3     
  • C. 4     
  • D. 5

Câu 5: Trong các phân tử sau, phân tử nào có nguyên tử trung tâm không có cấu hình electron bền của khí hiếm?

  • A. NCl$_{3}$
  • B. H$_{2}$S
  • C. CO$_{2}$
  • D. PCl$_{5}$

Câu 6: Khi hình thành liên kết trong phân tử Cl$_{2}$ theo phương trình:

                           Cl + Cl $\rightarrow $ Cl$_{2}$ thì hệ: 

  • A. Tỏa năng lượng
  • B. Không thay đổi năng lượng
  • C. Qua hai giai đoạn tỏa năng lượng rồi thu năng lượng
  • D. Thu năng lượng

Câu 7: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H$_{2}$O là liên kết

  • A. cộng hóa trị không phân cực
  • B. hidro
  • C. ion
  • D. cộng hóa trị phân cực

Câu 8: Lai hóa sp$_{3}$ là sự tổ hợp: 

  • A. 3 AOs với 1 AOp
  • B. 1 AOs với 4 AOp
  • C. 1 AOs với 3AOp
  • D. 2 AOs với 2 AOp

Câu 9: Cho các chất: HBr, HI, HCl. Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong phân tử các chất này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là

  • A. HBr, HI, HCl
  • B. HI, HBr, HCl
  • C. HCl, HBr, HI
  • D. HI, HCl, HBr

Câu 10: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Trong phân tử NH$_{3}$, nguyên tử N còn một cặp (e) tự do
  • B. Phân tử NH$_{3}$ có ba liên kết cộng hóa trị có cực
  • C. Trong phân tử NH$_{3}$, nguyên tử N có một cặp (e) lớp ngoài cùng chưa tham gia liên kết
  • D. Phân tử NH$_{3}$ có ba liên kết cộng hóa trị có cực

Câu 11: Các chất mà phân tử không phân cực là

  • A. H$_{2}$O, CO$_{2}$, CH$_{4}$
  • B. O$_{2}$, CO$_{2}$, C$_{2}$H$_{2}$
  • C. NH$_{3}$, Cl$_{2}$, C$_{2}$H$_{4}$
  • D. HBr, C$_{2}$H$_{6}$, I$_{2}$

Câu 12: Kim cương có mạng tinh thể là: 

  • A. ion
  • B. lục phương
  • C. lập phương
  • D, nguyên tử

Câu 13: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl (Z=17), Ca (Z=20) và liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl$_{2}$ lần lượt là

  • A. 3s$^{2}$3p$^{5}$, 4s$^{1}$ và liên kết cộng hóa trị
  • B. 3s$^{2}$3p$^{3}$, 4s$^{2}$ và liên kết ion
  • C. 3s$^{2}$3p$^{5}$, 4s$^{2}$ và liên kết ion
  • D. 3s$^{2}$3p$^{3}$, 4s$^{1}$ và liên kết cộng hóa trị

Câu 14: Để điện phân nóng chảy một hợp chất vô cơ thì hợp chất đó phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: trạng thái rắn ở điều kiện thường, có nhiệt độ nóng chảy không quá cao hoặc tạo với phụ gia thành chất có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, bền ở nhiệt độ nóng chảy hoặc cao hơn. Phân tử nào sau đây không thể điện phân ở trạng thái nóng chảy?

  • A. AlCl$_{3}$
  • B. Al$_{2}$O$_{3}$
  • C. NaOH
  • D. NaCl

Câu 15: Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M$_{2}$X. Cho biết:

Tổng số proton trong hợp chat M$_{2}$X bằng 46.

Trong hạt nhân của M có n – p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.

Trong hợp chất M$_{2}$X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử.

Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M$_{2}$X lần lượt là

  • A. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị
  • B. 19, 8 và liên kết ion
  • C. 15, 16 và liên kết ion
  • D. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị

Câu 16: Khi so sánh góc liên kết giữa H$_{2}$O và NH$_{3}$ ($\alpha$ là góc của H$_{2}$O, $\beta$ là góc của NH$_{3}$) ta có mối quan hệ nào ?

  • A. $\alpha$ < $\beta$
  • B. $\alpha$ > $\beta$
  • C. $\alpha$ = $\beta$
  • D. $\alpha  \leq \beta$

Câu 17: Cho các nguyên tử X, Y:

Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử X là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.

Kí hiệu của nguyên tử Y là $_{9}^{19}$Y.

Công thức hóa học và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y là

  • A. XY và liên kết cộng hóa trị
  • B. X$_{2}$Y và liên kết ion
  • C. XY và liên kết ion
  • D. XY$_{2}$ và liên kết cộng hóa trị

Câu 18: Cho các phân tử giả định sau: PF$_{5}$; PCl$_{5}$; NF$_{5}$; AsF$_{5}$; SF$_{6}$; BrF$_{7}$; IF$_{5}$; ClF$_{5}$; OF$_{6}$; I$_{7}$F.

Hỏi có bao nhiêu phân tử có thể tồn tại?

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 9

Câu 19: Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 19, 8. Công thức và liên kết trong hợp chất tạo thành từ Y và Z là

  • A. YZ và liên kết cộng hóa trị
  • B. Y$_{2}$Z và liên kết ion
  • C. Y$_{2}$Z và liên kết ion
  • D. YZ$_{2}$ và liên kết cộng hóa trị

Câu 20: Dãy hợp chất nào thuộc loại hợp chất ion?

  • A. NaCl, Na$_{2}$O, LiCl, MgO
  • B. Na$_{2}$S, HCl, Al$_{2}$O$_{3}$, CaCl$_{2}$
  • C. H$_{2}$S, MgO, BaCl$_{2}$, Na$_{2}$O
  • D. AlCl$_{3}$, BaO, LiF, Na$_{2}$S

Câu 21: Một hợp chất có công thức XY2 trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X có n = p và hạt nhân Y có n’ = p’. Tổng số proton trong phân tử XY$_{2}$ là 32. Cấu hình electron của X và Y và liên kết trong phân tử XY$_{2}$ là

  • A. 3s$^{2}$3p$^{4}$, 2s$^{2}$2p$^{4}$ và liên kết cộng hóa trị
  • B. 3s$^{2}$, 2s$^{2}$2p$^{5}$ liên kết ion
  • C. 3s$^{2}$3p$^{5}$, 4s$^{2}$ và liên kết ion
  • D. 3s$^{2}$3p$^{3}$, 2s$^{2}$2p$^{3}$ và liên kết cộng hóa trị

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng mạnh. 
  • B. Liên kết cộng hóa trị có cực dược hình thành giữa các nguyên tử giống nhau
  • C. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng yếu
  • D. Trong hợp chất cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn

Câu 23: Hạt nhân của nguyên tố X có 20 proton, hạt nhân của nguyên tố Y có 9 proton. Công thức hóa học và liên kết trong phân tử của hợp chất tạo bởi hai nguyên tố này là

  • A. X$_{2}$Y và liên kết cộng hóa trị
  • B. XY$_{2}$ và liên kết ion
  • C. XY và liên kết ion
  • D. X$_{2}$Y$_{3}$ và liên kết cộng hóa trị

Câu 24: Có bao nhiêu nguyên tử S có số oxi hóa bằng 0 trong phân tử aixt politiomic (H$_{2}$S$_{2}$O$_{6}$)$_{n}$?

  • A. n
  • B. n- 2
  • C. n- 1
  • D. n- 3

Câu 25: Dãy nào trong các chất sau đây gồm các chất được xếp theo chiều giảm dần độ phân cực của liên kết trong phân tử?

  • A. MgO, NaBr, CaO, AlCl$_{3}$, CH$_{4}$
  • B. CaO, MgO, NaBr, AlCl$_{3}$, CH$_{4}$
  • C. NaBr, CaO, AlCl$_{3}$, MgO,CH$_{4}$
  • D. AlCl$_{3}$, CH$_{4}$, NaBr, CaO, MgO

Câu 26: Dãy chỉ  chứa các chất có cộng hóa trị là: 

  • A. CaCl$_{2}$, OF$_{2}$, HCl
  • B. SO$_{3}$, H$_{2}$S, H$_{2}$O, AlCl$_{3}$
  • C. SO$_{2}$, CO$_{2}$, NaCl
  • D. Na$_{2}$O$_{2}$, NO$_{2}$, HF

Câu 27: Hợp chất tạo bởi các nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s$^{2}$2s$^{1}$ và 1s$^{2}$2s$^{2}$2p$^{5}$ có liên kết thuộc loại

  • A. cộng hóa trị có cực
  • B. cộng hóa trị không cực
  • C. ion
  • D. kim loại

Câu 28: Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất có liên kết ion?

  • A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp 
  • B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao
  • C. Hợp chất ion dễ hóa lỏng
  • D.  Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định

Câu 29: Cho một số hợp chất: H$_{2}$S, H$_{2}$SO$_{3}$, H$_{2}$SO$_{4}$, NaHS, Na$_{2}$SO$_{3}$, SO$_{3}$, K$_{2}$S, SO$_{2}$. Dãy các chất trong đó lưu huỳnh có cùng só oxi hóa là

  • A. K$_{2}$S, NaHS, Na$_{2}$SO$_{3}$
  • B. H$_{2}$SO$_{3}$, H$_{2}$S, CaS
  • C. K$_{2}$S, H$_{2}$SO$_{4}$, NaHS
  • D. H$_{2}$SO$_{4}$, NaHSO$_{4}$, 

Câu 30: Phân tử XY3 có tổng số các hạt proton, electron, nowtron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76. Công thức hóa học của XY$_{3}$ là

  • A. SO$_{3}$
  • B. AlCl$_{3}$
  • C. BF$_{3}$     
  • D. NH$_{3}$

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ

CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN

CHƯƠNG 6: OXI - LƯU HUỲNH

CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập