Câu 1: Định nghĩa nào sau đây là đúng?
- A. Chất khử là chất có khả năng nhận electron
-
B. Chất oxi hóa là chất có khả năng nhận electron
- C. Sự oxi hóa là quá trình nhận electron
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 2: Phản ứng oxi hóa khử xảy ra theo chiều tạo thành:
- A. Chất khí và chất kết tủa
- B. Chỉ tạo chất kết tủa
- C. Chất oxi hóa và chất khử mạnh
-
D. Chất oxi hóa và chất khử yếu hơn
Câu 3: Cho phản ứng hóa học sau:
2NH$_{3}$ + 3Cl$_{2}$ $\rightarrow $ N$_{2}$ + 6HCl
Trong phản ứng trên, NH$_{3}$ đóng vai trò là:
- A. Chất oxi hóa
-
B. Chất khử
- C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
- D. Chỉ là chất môi trường
Câu 4: Dẫn hai luồng khí clo đi vào hai dung dịch KOH: dung dịch thứ nhất loãng nguội, dung dịch thứ 2 đậm đặc và đun nóng ở 100$^{\circ}$C. Biết sau phản ứng khối lượng KCl thu được bằng nhau. Hỏi tỷ lệ thể tích khí clo đi qua hai dung dịch KOH là bao nhiêu?
- A. 2: 3
- B. 4: 3
- C. 8: 3
-
D. 5: 3
Câu 5: Cho phản ứng sau: Na$_{2}$SO$_{3}$ + KMnO$_{4}$ + X → Na$_{2}$SO$_{4}$ + MnO$_{2}$ + KOH.
Chất X là
- A. H$_{2}$SO$_{4}$
- B. HCl
- C. NaOH
-
D. H$_{2}$O
Câu 6: Cho phản ứng sau:
NaNO$_{2}$+ K$_{2}$Cr$_{2}$O$_{7}$+ X → NaNO$_{3}$ + Cr$_{2}$(SO$_{4}_{3}$+ K$_{2}$SO$_{4}$ + H$_{2}$O.
Chất X là
- A. Na$_{2}$SO$_{4}$
-
B. H$_{2}$SO$_{4}$
- C. K$_{2}$SO$_{4}$
- D. KOH
Câu 7: Cho phản ứng: M$_{2}$O$_{x}$ + HNO$_{3}$ → M(NO$_{3})_{3}$ + ___
Khi x nhận giá trị nào sau đây thì phản ứng trên không thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 8: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất bị oxi hóa là
- A. chất nhận electron.
-
B. chất nhường electron.
- C. chất làm giảm số oxi hóa.
- D. chất không thay đổi số oxi hóa.
Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tự oxi hóa, tự khử?
- A. NH$_{4}$NO$_{3}$ → N$_{2}$O + 2H$_{2}$O
- B. 4Al(NO$_{3})_{3}$ → 2Al$_{2}$O$_{3}$ + 12NO$_{2}$ + 3O$_{2}$ ↑
-
C. Cl$_{2}$ + 2NaOH → NaCl + NaClO + H$_{2}$O
- D. 2KMnO$_{4}$ → K$_{2}$MnO$_{4}$ + MnO$_{2}$ + O$_{2}$ ↑
Câu 10: Cho phương trình hóa học: Al + HNO$_{3}$→ Al(NO$_{3})_{3}$+ NO + N$_{2}$O + H$_{2}$O.
(Biết tỉ lệ thể tích N$_{2}$O : NO =1 : 3)
Sau cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO$_{3}$ là
-
A. 66
- B. 60
- C. 51
- D. 63
Câu 11: Cho a gam nhôm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit nitric, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và N$_{2}$O có tỷ khối hơi so với hidro vằng 16,75. Hỏi a có giá trị là bao nhiêu?
- A. 13,5 gam
-
B. 15,3 gam
- C. 14,3 gam
- D. 13,3 gam
Câu 12: Cho a gam sắt hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO$_{3}$, thấy tạo ra 11,2 lít hỗn hợp ba khí NO, N$_{2}$O và N$_{2}$ (đktc) có tỷ lệ mol tương ứng là 1: 2: 2. Hỏi a có giá trị bao nhiêu?
-
A. 35,1
- B. 25,1
- C. 45.1
- D. 15,1
Câu 13: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch NaNO$_{3}$ và H$_{2}$SO$_{4}$ loãng. Vai trò của NaNO$_{3}$ trong phản ứng là:
- A. Chất xúc tác
- B. Môi trường
- C. Chất khử
-
D. Chất oxi hóa
Câu 14: Để m gam phoi bào sắt ngoài không khí sau một thời gian biến thành hỗn hợp B có khối lượng 12 gam gồm Fe và các oxit sắt FeO, Fe$_{2}$O$_{3}$, Fe$_{3}$O$_{4}$. Cho B tác dụng hoàn toàn với axit nitric dư thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất. Giá trị của m là:
- A. 10,8 g
- B. 5,04 g
- C. 12,02 g
-
D. 10,08 g
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS$_{2}$ bằng dung dịch HNO$_{3}$ đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO$_{2}$ (sản phẩm khử duy nhất của N$^{+5}$). Biểu thức liên hệ giữa x và y là
-
A. y = 17x
- B. x = 15y
- C. x = 17y
- D. y = 15x
Câu 16: Cho từng chất: C, Fe, BaCl$_{2}$, Fe$_{3}$O$_{4}$, Fe$_{2}$O$_{3}$, FeCO$_{3}$, Al$_{2}$O$_{2}$, H$_{2}$S, HI, HCl, AgNO$_{3}$, Na$_{2}$SO$_{3}$ lần lượt phản ứng với H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là
- A. 5
-
B. 6
- C. 7
- D. 9
Câu 17: Cho dãy các chất: HCl, SO$_{2}$, F$_{2}$, Fe$^{2+}$, Al, Cl$_{2}$. Số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
- A. 3
-
B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 18: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H$_{2}$ (đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp X trên vào dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, nóng dư, thoát ra 20,16 lít khí SO$_{2}$ (đktc). Giá trị của m là
-
A. 41,6
- B. 54,4
- C. 48,0
- D. 46,4
Câu 19: Hòa tan 0,9 gam một kim loại M (hóa trị không đổi) vào dung dịch HNO$_{3}$ dư, thu được 0,28 lít (đktc) khí N$_{2}$O duy nhất. Kim loại M là
- A. Mg
- B. Zn
-
C. Al
- D. Ag
Câu 20: Cho m gam Al tan hết trong dung dịch HNO$_{3}$ dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N$_{2}$O. Tỉ khối của X so với H$_{2}$ là 16,75. Giá trị của m là
-
A. 15,3
- B. 8,1
- C. 9,0
- D. 10,8
Câu 21: Các vật Ag để lâu ngày trong không khí bị xám đen là do:
-
A. Bạc tác dụng với O$_{2}$ và H$_{2}$S
- B. Bạc bị oxi hóa bởi oxi không khí
- C. Bạc tác dụng với CO$_{2}$ trong không khí
- D. Bạc tác dụng với khí H$_{2}$S
Câu 22: Cho phản ứng:
FeS$_{2}$ + HNO$_{3}$ $\rightarrow $ Fe(NO$_{3})_{3}$ + H$_{2}$SO$_{4}$ + NO + H$_{2}$O
Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng trên là:
- A. 9
- B. 23
-
C. 19
- D. 21
Câu 23: Chia 7,88 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại X và Y thành hai phần bằng nhau:
Phần 1nung trong oxi thì thu được 4,74 gam chỉ gồm các oxit.
Phần 2 cho tác dụng với hỗn hợp HCl và H$_{2}$SO$_{4}$ loãng thì thu được V lít khí H$_{2}$ (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là:
- A. 8,74 g
- B. 7,94 g
-
C. 7,94 < m< 8,74
- D. Kết quả khác
Câu 24: Hòa tan m gam Fe trong HNO$_{3}$ dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO$_{2}$ và 0,02 mol NO. Giá trị của m là
- A. 0,56
- B. 1,12
- C. 2,24
-
D. 1,68
Câu 25: Cho 1,15 gam X gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO$_{3}$, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO$_{2}$ (không có sản phẩm khử nào khác). Khối lượng muối thu được là
- A. 5,69 gam
- B. 4,45 gam
- C. 4,25 gam
-
D. 5,49 gam