Trắc nghiệm hóa 10 chương III: Liên kết hóa học (P4)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 10 chương III: Liên kết hóa học (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Liên kết hóa học giữa các ion được gọi là :

  • A. liên kết anion – cation.
  • B. liên kết ion hóa.
  • C. liên kết tĩnh điện.
  • D. liên kết ion.

Câu 2: Cho hai nguyên tố X: Z= 20, Y: Z= 17. Công thức hợp chất tạo thành từ X, Y và liên kết trong phân tử lần lượt là:

  • A. XY và liên kết ion
  • B. X$_{2}$Y$_{3}$ và liên kết cộng hóa trị
  • C. X$_{2}$Y và liên kết ion
  • D. XY$_{2}$ và liên kết ion

Câu 3: Hóa trị trong hợp chất ion được gọi là: 

  • A. Điện hóa trị
  • B. Cộng hóa trị
  • C. Số oxi hóa
  • D. Điện tích ion

Câu 4: Hãy chọn phát biểu sai về liên kết hóa học?

  • A. Liên kết giữa một kim loại và một phi kim luôn luôn là liên kết ion
  • B. Liên kết giữa hai phi kim luôn luôn là liên kết cộng hóa trị, không phụ thuộc vào hiệu độ âm điện
  • C. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tố tạo thành liên kết càng lớn thì liên kết càng phân cực
  • D. Những hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao nhiều hơn so với các hợp chất cộng hóa trị

Câu 5: Chất nào sau đây chứa liên kết ion? 

  • A. KCl
  • B. CH$_{4}$
  • C NH$_{3}$
  • D. N$_{2}$

Câu 6: Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C$_{2}$H$_{4}$ là

  • A. 1 và 5    
  • B. 2 và 5    
  • C. 1 và 4    
  • D. 2 và 4

Câu 7: Liên kết cộng hóa trị tồn tại do

  • A. các đám mây electron.
  • B. các electron hoá trị.
  • C. các cặp electron dùng chung.
  • D. lực hút tĩnh điện yếu giữa các nguyên tử.

Câu 8: Cho một số hợp chất: H$_{2}$S, H$_{2}$SO$_{3}$, H$_{2}$SO$_{4}$, NaHS, Na$_{2}$SO$_{3}$, SO$_{3}$, K$_{2}$S, SO$_{2}$. Dãy các chất trong đó lưu huỳnh có cùng số oxi hóa là

  • A. H$_{2}$S, H$_{2}$SO$_{3}$, H$_{2}$SO$_{4}$
  • B. H$_{2}$SO$_{3}$, H$_{2}$SO$_{4}$, Na$_{2}$SO$_{3}$, SO$_{3}$
  • C. H$_{2}$SO$_{3}$, H$_{2}$SO$_{4}$, Na$_{2}$SO$_{3}$, SO$_{2}$
  • D. H$_{2}$S, NaHS, K$_{2}$S

Câu 9: Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là :

  • A. có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ.
  • B. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
  • C. có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy.
  • D. khi hòa tan trong nước thành dung dịch điện li.

Câu 10: Cho các nguyên tố: Na (0,93); Ca (1,00); H (2,20); O (3,44); S (2,58). Có thể tạo ra bao nhiêu phân tử hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn 82 mà trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị? 

  • A. 5
  • B. 8
  • C. 7
  • D. 6

Câu 11: Người ta có thể dùng dao để cắt kính, mũi khoan để khoan được các vật rất cứng là do đầu mũi dao và khoan có gắn:

  • A. Kim cương     
  • B. Silic
  • C. Sắt     
  • D. Bạc

Câu 12: Phân tử NCl$_{3}$ co cấu trúc hình học dạng: 

  • A. Tháp tam giác
  • B. Vuông phẳng
  • C. Tứ diện đều
  • D. Tháp vuông

Câu 13: Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do:

  • A. Nước đá có cấu trúc rỗng nên nước đã có tỉ khối nhỏ hơn khi nước ở trạng thái lỏng
  • B. Nước đá là chất rắn
  • C. Nước đá đang trong quá trình tan
  • D. Nước đá có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nước thường

Câu 14: Để điện phân nóng chảy một hợp chất vô cơ thì hợp chất đó phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: trạng thái rắn ở điều kiện thường, có nhiệt độ nóng chảy không quá cao hoặc tạo với phụ gia thành chất có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, bền ở nhiệt độ nóng chảy hoặc cao hơn. Phân tử nào sau đây không thể điện phân ở trạng thái nóng chảy?

  • A. AlCl$_{3}$
  • B. Al$_{2}$O$_{3}$
  • C. NaOH
  • D. NaCl

Câu 15: Số oxi hóa của Mn trong các đơn chất, hợp chất và ion sau đây : Mn, MnO, MnCl$_{4}$, MnO$_{4}^{-}$ lần lượt là: 

  • A. +2, -2, -4, +8
  • B. 0, +2, +4, +7
  • C. 0, -2, -4, -7
  • D. 0, +2, -4, -7

Câu 16: Khi so sánh góc liên kết giữa H$_{2}$O và NH$_{3}$ ($\alpha$ là góc của H$_{2}$O, $\beta$ là góc của NH$_{3}$) ta có mối quan hệ nào ?

  • A. $\alpha$ < $\beta$
  • B. $\alpha$ > $\beta$
  • C. $\alpha$ = $\beta$
  • D. $\alpha  \leq \beta$

Câu 17: Số oxi hóa của Nitơ trong NH4$^{+}$, NO2$^{-}$ và HNO3 lần lượt là:

  • A. -3; +3; +5     
  • B. +5; -3; +3
  • C. +3; -3; +5     
  • D. -3;+5; +3

Câu 18: Có bao nhiêu nguyên tử S có số oxi hóa bằng 0 trong phân tử aixt politiomic (H$_{2}$S$_{2}$O$_{6}$)$_{n}$?

  • A. n
  • B. n- 2
  • C. n- 1
  • D. n- 3

Câu 19: Cho một số hợp chất: H2S, H2SO3, H2SO4, NaHS, Na2SO3, SO3, K2S, SO2. Dãy các chất trong đó lưu huỳnh có cùng só oxi hóa là

  • A. K2S, NaHS, Na2SO3
  • B. K2SO3, H2S, CaS
  • C. K2S, H2SO4, NaHS
  • D. H2SO4, NaHSO4, SO3

Câu 20: Nguyên tử X có 20 proton và nguyên tử Y có 17 electron. Công thức phân tử và bản chất liên kết của hợp chất hình thành giữa X và Y có thể là: 

  • A. X2Y với liên kết cộng hóa trị
  • B. XY2 với liên kết ion
  • C. XY với liên kết ion
  • D. X3Y2 với liên kết cộng hóa trị

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ

CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN

CHƯƠNG 6: OXI - LƯU HUỲNH

CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập