BÀI 30. NHỮNG LÁ THƯ
Khởi động
Kể tên 2 - 3 việc làm thể hiện sự quan tâm đến người cao tuổi.
Giải rút gọn:
- Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần bằng cách giải trí và bổ sung chất dinh dưỡng.
- Xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho người già neo đơn.
- Thăm hỏi, tặng quà, tổ chức lễ mừng thọ cho người già vào mỗi dịp tết đến.
ĐỌC: NHỮNG LÁ THƯ
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Hoàn cảnh của cụ Ya-e-nô có gì đặc biệt?
Giải rút gọn:
Cụ Ya-e-nô sống một mình.
Câu 2: Kể lại cuộc trò chuyện giữa cụ Ya-e-nô và bác Ao-ki vào lần đầu tiên bác đến phát thư.
Giải rút gọn:
Lần đầu tiên bác tới phát thư.
- Cụ ơi, cụ có thư! - Bác vừa đánh tiếng thì cụ Ya-e-nô từ trong nhà đi ra.
- Ồ, bác bưu tá mới phải không? Bác uống với tôi chén trà nhé!
- Cháu cảm ơn cụ! - Bác Ao-ki đang khát nên vào dùng trà.
Cụ mang hết món này đến món khác ra mời. Bác Ao-ki ăn đến no mới về.
Câu 3: Vì sao cụ Ya-e-nô thường viết thư gửi cho mình?
Giải rút gọn:
Vì cụ thích cùng bưu tá uống trà.
Câu 4: Việc làm của bác Ao-ki sau khi trò chuyện với đồng nghiệp có ý nghĩa gì?
Giải rút gọn:
Sự an ủi tinh thần đặc biệt đối với cụ Ya-e-nô. Người cô đơn như cụ đã có thêm những người bạn để an ủi và sẻ chia hàng ngày.
Câu 5: Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện?
Giải rút gọn:
- Cụ Ya-e-nô là người đáng thương, sống một mình song cụ cũng là người khao khát được sẻ chia, bầu bạn.
- Bác Ao-ki và đồng nghiệp là những người có tấm lòng nhân ái, bao dung, đồng cảm và thấu hiểu cho người khác.
Câu 6: Viết 4 - 5 câu giới thiệu truyện “Những lá thư”.
Giải rút gọn:
Truyện “Những lá thư” kể về sự gắn kết thú vị giữa cụ Ya-e-nô và bác đưa thư tên Ao-ki. Cụ Ya-e-nô là người đáng thương, sống một mình song cụ cũng là người khao khát được sẻ chia, bầu bạn. Vì vậy, cụ thường viết thư để gửi cho mình với mong muốn được uống trà và tâm sự cùng người đưa thư. Hiểu được điều đó, bác Ao-ki đã viết một bức thư để an ủi tinh thần cụ và ngỏ ý sẽ tới thăm cụ thường xuyên.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ VÀ KẾT TỪ
Câu 1: Tìm kết từ trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi kết từ đó được dùng để nối những từ ngữ nào trong câu.
Cánh đồng làng tôi bốn mùa được dệt bởi hai màu chủ đạo: màu xanh biêng biếc và màu vàng ươm như nắng. Thỉnh thoảng, bức tranh đơn sắc ấy còn được điểm bởi màu trắng của cánh cò hoặc màu đen bóng mượt của đàn trâu ra đồng sớm. Tôi thích ngắm nhìn những chú trâu thong thả, hiền lành, bước lững thững trong nắng sớm mai. Chúng chẳng chuyện trò gì mấy, mà chỉ vừa đi vừa lặng yên lắng nghe âm thanh ngày mới.
Xuân Nguyên
Giải rút gọn:
Kết từ trong câu:
- và: nối “màu xanh biêng biếc” với “ màu vàng ươm như nắng”.
- như: nối “màu vàng ươm” với “nắng”.
- bởi: nối “bức tranh đơn sắc ấy còn được điểm” với “màu trắng của cánh cò hoặc màu đen bóng mượt của đàn trâu ra đồng sớm”
- hoặc: nối “màu trắng của cánh cò” với “màu đen bóng mượt của đàn trâu ra đồng sớm”.
- mà: nối “Chúng chẳng chuyện trò gì mấy” với “chỉ vừa đi vừa lặng yên lắng nghe âm thanh ngày mới”.
- vừa … vừa: nối “đi” với “lặng yên lắng nghe âm thanh ngày mới”.
Câu 2: Đọc đoạn văn của một bạn học sinh viết dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Nhà của cá đuôi cờ ở trong một vuông ruộng ăm ắp nước. Quẩn quanh mãi dưới mấy gốc lúa cũng buồn nên một hôm, cá đuôi cờ quyết định sẽ đi du lịch.
Sáng sớm, cá đuôi cờ đã háo hức lên đường. Cá đuôi cờ bơi theo rãnh nhỏ liền ở các đám ruộng, tìm ra rạch nước lớn.
- Cá đuôi cờ đi đâu đấy? - Cá rô ron tò mò hỏi bạn.
- Cá đuôi cờ đi ngắm cảnh đẹp đó đây. Cậu có muốn đi cùng không? Cá rô ron hào hứng bơi theo bạn.
a. Chỉ ra lỗi lặp từ.
b. Giúp bạn chữa lỗi lặp từ đã chỉ ra ở bài tập a bằng cách sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô phù hợp.
Giải rút gọn:
a. Lặp “cá đuôi cờ” khi hỏi và trả lời.
b. - Cậu đi đâu đấy? - Cá rô ron tò mò hỏi bạn.
- Mình đi ngắm cảnh đẹp đó đây. Cậu có muốn đi cùng không?
Câu 3: Viết 3 - 4 câu giới thiệu một nhân vật trong bài đọc “Những lá thư”, trong đó có sử dụng kết từ.
Giải rút gọn:
Tuy sống một mình nhưng cụ Ya-e-nô thường xuyên nhận được thư. Bác đưa thư Ao-ki hỏi ra thì mới biết đó là những bức thư cụ tự viết cho mình. Niềm vui của cụ ấy là cùng bưu tá uống trà! Khi hiểu ra điều đó, bác Ao-ki đã viết một bức thư cho cụ và ngỏ ý sẽ thường xuyên lui tới nhà cụ.
VIẾT: ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU NHÂN VẬT TRONG PHIM HOẠT HÌNH
Câu 1: Đọc đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình của bạn Minh Tâm và trả lời câu hỏi:
a. Đoạn văn giới thiệu nhân vật nào?
b. Câu văn đầu tiên cho em biết những thông tin gì về nhân vật đó?
c. Ở các câu văn tiếp theo, bạn Minh Tâm giới thiệu những gì về nhân vật?
d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
Giải rút gọn:
a. Đoạn văn giới thiệu nhân vật Pi-ka-chu.
b. Câu văn đầu tiên cho em biết về xuất xứ của nhân vật (bộ phim hoạt hình “Bửu bối thần kì”.
c. Ở các câu văn tiếp theo, bạn Minh Tâm giới thiệu về tính cách, người bạn đồng hành với Pi-ka-chu và những ấn tượng của Minh Tâm về nhân vật.
d. Câu cuối đoạn văn ngợi ca vai trò của Pi-ka-chu đối với thành công của bộ phim.
Câu 2: Chia sẻ với bạn về nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem:
- Tên phim
- Nhân vật em thích
- lí do em thích
Giải rút gọn:
- Trong số những truyện tranh đã đọc, nhân vật Doraemon khiến em ấn tượng khó quên nhất.
- Đó là chú mèo máy đến từ thế giới tương lai mang theo bao phép màu kì lạ.
- Chú ta thật ngộ nghĩnh với thân hình tròn mập mạp. Cái đầu to lúc lắc với cái miệng rộng, chân tay ngắn ngủn nhưng rất nhanh nhẹn.
- Đặc biệt là cái túi thần kì trước bụng. Nó nhỏ thôi nhưng chứa đựng bao điều bí ẩn.
- Doraemon khoái khẩu nhất là món bánh rán. Mặc dù là mèo máy nhưng lại sợ chuột
- Doraemon lại có rất nhiều tính tốt, vui tính, thật thà, nhân hậu, dũng cảm, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm, rất thương Nobita, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn nên càng dễ thương.
VẬN DỤNG
Đóng vai cụ Ya-e-nô trong truyện “Những lá thư” để nói lời cảm ơn khi đọc xong bức thư do bác Ao-ki viết.
Giải rút gọn:
Cảm ơn cháu Ao-ki nhiều lắm. Nhờ có các cháu bưu tá thường xuyên lui tới mà chưa bao giờ già thấy mình cô đơn cả. Các cháu khi nào thấy mỏi mệt hoặc thấy tiện thì cứ tới đây uống trà cùng ta nhé. Nhà của ta luôn chào đón các cháu.