BÀI 19. MẶN MÒI VỊ MUỐI BẠC LIÊU
Khởi động
Câu 1: Giải câu đố:
Hạt gì da trắng như ngà
Sinh từ nước biển mặn mà đáng yêu?
Giải rút gọn:
Hạt muối
Câu 2: Nói 1 - 2 câu về sự vật được nhắc tới trong câu đó trên.
Giải rút gọn:
Muối biển khai thác từ nước biển bằng cách đưa nước biển vào ruộng. Để nước bốc hơi nhờ ánh nắng mặt trời, còn lại trên ruộng là muối. Cũng có nơi xả nước biển vào cát, nước bốc hơi, hạt muối đọng lại trên cát.
ĐỌC: MẶN MÒI VỊ MUỐI BẠC LIÊU
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Vì sao nói Bạc Liêu đẹp nhất từ tháng Mười hai đến tháng Tư năm sau?
Giải rút gọn:
Vì vào khoảng thời gian đó, từng cánh đồng trở nên sinh động và rộn vui cùng diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch muối.
Câu 2: Cảnh diêm dân thu hoạch muối được tả bằng những hình ảnh, âm thanh nào?
Giải rút gọn:
Những bóng đèn lập loè trong màn sương, trong không gian bao la trải dài nối tiếp nhau của những ô ruộng muối. Tiếng bước chân, tiếng gọi nhau í ới xen lẫn tiếng cười đùa của diêm dân làm muối đêm. Tiếng những chiếc cào gỗ cà xuống mặt ruộng sột soạt, những người đàn ông khỏe mạnh nhất đang dồn muối thành đống, những cánh muối nở hoa trong đêm.
Câu 3: Mặt trời lên, những đống muối và mặt ruộng được so sánh với những gì? Cách so sánh đó có gì thú vị?
Giải rút gọn:
Mặt trời lên, những đống muối sáng rực dưới nắng sớm như những viên kim cương lấp lánh.
=> làm cho những đống muối thêm trắng, thêm sáng và thêm giá trị.
Câu 4: Bài đọc giúp em hiểu điều gì về nghề làm muối?
Giải rút gọn:
Bài đọc giúp em hiểu thêm về sự vất vả cũng như tầm quan trọng của nghề làm muối
NÓI VÀ NGHE: GIỚI THIỆU VỀ MỘT LÀNG NGHỀ
Câu 1: Chia sẻ với bạn những điều em tìm hiểu được về một làng nghề.
Giải rút gọn:
- Làng làm gốm Bàu Trúc - làng làm gốm cổ nhất Đông Nam Á, là nơi cư trú của hơn 400 hộ gia đình, trong đó khoảng 85% kiếm sống bằng nghề làm gốm truyền thống.
- Làng đã tồn tại hơn 200 năm và hầu hết các hộ gia đình đều là người Chăm.
- Bàu Trúc trông rất rộng lớn và hiện đại với những con đường bằng bê tông, những ngôi nhà với mái đỏ, và cửa hàng.
- Mọi sản phẩm từ làng đều mang đặc điểm của cuộc sống hàng ngày của người Chăm. Trang trí bằng những vật dụng sẵn có như hoa đơn giản, vỏ sò, hoặc tranh làm thủ công, những vẫn rất ấn tượng.
Câu 2: Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu.
Lưu ý:
- Tập trung giới thiệu những nét tiêu biểu về làng nghề (tên làng nghề, địa chỉ, sản phẩm, cách làm ra sản phẩm…)
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ.
- Sử dụng tranh ảnh, vật thật … hỗ trợ để nội dung giới thiệu được hấp dẫn
Giải rút gọn:
- Nghề làm giấy đã tồn tại ở Quảng Bình hơn 6 thế kỷ.
- Làng Yên Thái nổi tiếng sản xuất nhiều loại giấy khác nhau, bao gồm giấy ban (viết lệnh vua) và giấy bản (viết mệnh lệnh của vua). Nguyên liệu làm giấy này được lấy từ cây Dó phổ biến ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
- Cư dân làng Yên Thái phải trải qua nhiều bước chế biến chính xác và phức tạp. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi để viết chữ Hán, in tranh dân gian và sách.
Câu 3: Ghi lại những thông tin chính về một làng nghề được nghe bạn giới thiệu.
Giải rút gọn:
- Văn hóa của Đồng Bằng Sông Cửu Long được đại diện tốt nhất tại làng làm tàu Bà Đái.
- Khu vực này được hình thành bởi một mạng lưới lớn của sông và kênh, thuyền là phương tiện giao thông phổ biến nhất cho người dân địa phương.
- Với hơn 200 gia đình, làng Bà Đái sản xuất đến 10.000 chiếc tàu thuyền mỗi năm.
- Nghề làm tàu đã tồn tại được một thế kỷ ở đây và được công nhận là di sản văn hóa quốc gia ở miền tây nam.
- Tàu Bà Đái khá phổ biến và được biết đến là những thương hiệu tốt nhất với vẻ ngoại hình hấp dẫn và chất lượng cao.
VIẾT: BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Câu 1: Đọc và xác định các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện “Ba lưỡi rìu” dựa vào gợi ý:
Giải rút gọn:
+ Mở đầu: Ngày xưa có một anh tiều phu rất nghèo. gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt.
+ Diễn biến: Sáng ấy, như thường lệ … Vì thế phần thưởng của con là cả ba lưỡi rìu này.
+ Kết thúc: Nói xong, cụ già biến mất. Từ đó, anh tiều phu sống sung túc.
Câu 2: Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.
Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu cũ kĩ, anh mừng rỡ, reo lên:
- Thưa cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con!
Nhìn anh tiều phu cụ già ngẫm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!”. Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng:
- Con là người trung thực! Vì thế, ta thưởng cho con cả ba lưỡi rìu này. Anh tiều phu cúi xuống, đưa hai tay đón nhận ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất.
Hạnh Nguyên
a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc nào?
b. Tìm những chi tiết bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào khi kể sự việc đó.
- Tả đặc điểm của người, vật.
- Kể hành động, lời nói, ý nghĩa của nhân vật.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.
- ?
c. Cùng bạn trao đổi:
- Những chi tiết viết thêm có tác dụng gì?
- Những chi tiết đó có làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay không?
Giải rút gọn:
a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể về lần thứ ba, cụ già vớt lên chiếc rìu sắt.
b. Chi tiết Hạnh Nguyên đã thêm:
- Tả đặc điểm của người, vật: lưỡi rìu cũ kĩ
- Kể hành động, lười nói, ý nghĩ của nhân vật:
+ Nhìn anh tiều phu, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!”. Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng.
+ Anh tiều phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông.
c. - Các chi tiết viết thêm giúp cho lời văn thêm cụ thể, tường tận; giúp cho người đọc hình dung rõ nét hơn về chân dung nhân vật.
- Những chi tiết đó không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Câu 3: Cùng bạn trao đổi:
a. Nếu viết đoạn văn kể một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu”, em sẽ chọn kể sự việc nào?
b. Khi kể sự việc đó, em sẽ thêm vào những chi tiết nào để đoạn văn sinh động, hấp dẫn hơn?
Giải rút gọn:
a. Em sẽ chọn kể sự việc chiếc rìu của anh tiều phu bị gãy và rớt xuống sông.
b. Thêm chi tiết:
- Chàng buồn bã thất vọng, nước mắt chàng tuôn ra.
Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.
– Tại sao cháu khóc?
– Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.
– Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!
VẬN DỤNG
Đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn một người lao động ở trường.
- Bác bảo vệ
- Cô lao công
- ?
Giải rút gọn:
Lời cảm ơn với cô lao công: Cháu cảm ơn bác ạ. Nhờ có bác mà chúng cháu một môi trường học sạch đẹp. Cháu chúc bác có thật nhiều sức khỏe để làm tốt công việc của mình ạ.