BÀI 1. CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
Khởi động
Chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè.
Giải rút gọn:
- Hè vừa qua, em đã đi học bơi cùng chị gái
- Bố mẹ còn thưởng cho chúng em một chuyến đi biển ở Cát Bà để được thỏa thích vẫy vùng dưới nước
ĐỌC: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Ba mẹ con đi chơi ở đâu? Khung cảnh ở đó được miêu tả như thế nào?
Giải rút gọn:
- Ba mẹ con đi chơi ở một khu rừng.
- Khung cảnh được miêu tả: “khu rừng yên tĩnh đầy những cây thông to dưới chân một ngọn núi. Mùi nhựa thông đâu đó rất thơm. Và những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày…”
Câu 2: Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm nào về tuổi thơ của mình?
Giải rút gọn:
Người mẹ nhớ về những khung cảnh sinh hoạt khi chiều xuống ở ngôi nhà của mình.
Câu 3: Ba mẹ con làm gì khi thấy con cánh cam? Những việc làm đó nói lên điều gì?
Giải rút gọn:
- Ba mẹ con rón rén ngồi xuống cỏ khi thấy con cánh cam.
- Chi tiết này cho thấy ba mẹ con rất tinh tế và yêu các loài vật
Câu 4: Vì sao người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình?
Giải rút gọn:
Vì đám trẻ luôn muốn biết rằng mẹ đã sống thế nào trong cái thung lũng không có ánh điện.
Câu 5: Theo em, vì sao ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này.
Giải rút gọn:
Vì thế giới xung quanh họ thật yên bình và tươi đẹp.
Cùng sáng tạo
Tưởng tượng, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con….
Giải rút gọn:
Càng về tối, sương bắt đầu dày thêm, giăng phủ khắp tán cây ngọn cỏ tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Từ trong những hốc cây, tiếng dế cứ thế to dần. Hòa cùng thanh âm đó là tiếng chim về tổ, tiếng thong thả bước chân của đám dê núi… Sự yên bình này đã níu chân tôi khiến tôi chợt nảy lên một ý định táo bạo: Ba mẹ con sẽ cắm trại ở đây qua đêm.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐỒNG NGHĨA
Câu 1: Đọc đoạn thơ, đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
a. Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
Hoa nở chói ngời
A, nắng lên rồi!
Mặt trời đỏ chót
Lá cờ Tổ quốc
Bay giữa trời xanh...
Định Hải
b. Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi cũng vô cùng hân hoan.
Minh Mẫn
c. Đất nước ta thật thanh bình. Cuộc sống của người dân trên mọi miền Tổ quốc thật yên vui.
Phan Ngọc Linh
- So sánh nghĩa của các từ in đậm trong từng đoạn thơ, đoạn văn.
- Các từ in đậm trong đoạn thơ, đoạn văn nào có thể thay thế được cho nhau? Vì sao?
Giải rút gọn:
- Nghĩa của các từ in đậm trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Các từ in đậm trong đoạn văn c có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau hoàn toàn.
Câu 2: Thay từ in đậm trong mỗi câu sau bằng một từ đồng nghĩa:
a. Mai tặng tôi chiếc nơ cài tóc màu hồng rất đẹp.
b. Bầy ngựa tung vó trên thảo nguyên rộng lớn.
c. Xe chúng tôi vừa chạy qua quãng đường gập ghềnh, nhiều ổ gà.
d. Những cánh hoa bé xíu cố gắng vươn lên khỏi đám cỏ để đón ánh nắng
mặt trời.
Giải rút gọn:
a. Từ đồng nghĩa với từ “đẹp”: xinh, xinh xắn.
b. Từ đồng nghĩa với từ “rộng lớn”: mênh mông.
c. Từ đồng nghĩa với từ “gập ghềnh”: gồ ghề.
d. Từ đồng nghĩa với từ “bé xíu”: nhỏ xíu, li ti, nhỏ bé.
Câu 3: Tìm 2 – 3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:
- trẻ thơ
- gắn bó
- yêu mến
Giải rút gọn:
Từ đồng nghĩa với từ:
- trẻ thơ: trẻ em, trẻ con, thiếu nhi, nhi đồng, con nít,...
- gắn bó: khăng khít, thân thiết,...
- yêu mến: thương yêu, yêu thương, yêu quý, quý mến, mến yêu,…
Câu 4: Chọn hai từ đồng nghĩa tìm được ở bài tập 3. Đặt câu với mỗi từ
đã chọn.
Giải rút gọn:
- trẻ em: Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước.
- thân thiết: Tuy sống xa nhau nhưng tình cảm của anh chị em chúng tôi vẫn rất thân thiết.
VIẾT: BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
Câu 1: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Giải rút gọn:
a. Bài văn tả phong cảnh ở quê Bác Hồ.
b. - Mở bài: Từ đầu đến “đi về quê Bác”.
- Thân bài: Từ “Giữa khung cảnh” đến “màu xanh khác nữa”.
- Kết bài” Từ “Cả cánh đồng” đến “mặn mà, ấm áp”.
c. Tác giả tả cảnh theo trình tự không gian: Trên đường đi -> Đứng trên núi Chung
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiều xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Theo Thụy Chương
a. Tác giả tả cảnh biển Cửa Tùng theo trình tự nào?
b. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả cảnh biển Cửa Tùng không? Vì sao?
Giải rút gọn:
a. Tác giả tả cảnh biển Cửa Tùng theo trình tự thời gian: sáng -> trưa -> chiều.
b. Trình tự miêu tả rất phù hợp để gợi tả hết vẻ đẹp và sự thay đổi diệu kì của màu sắc nước biển cửa Tùng trong một ngày.
Câu 3: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Giải rút gọn:
a. Mở bài: “Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng”.
Thân bài: “Thân cọ vút thẳng trời … chẳng ướt đầu”.
Kết bài: “Quê tôi có câu hát … Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình”.
b. Đoạn “Thân cọ … không thấy bóng chim đâu”: Miêu tả ngoại hình cây cọ.
Đoạn “Căn nhà tôi … chẳng ướt đầu”: Sự gắn bó của cây cọ trong đời sống của tác giả.
VẬN DỤNG
Ghi lại 1 – 2 hình ảnh em thích trong bài “Chiều dưới chân núi” và lí do
em thích mỗi hình ảnh đó.
Giải rút gọn:
Hình ảnh em thích trong bài “Chiều dưới chân núi”:
- Những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày: cho thấy vạn vật đều cảm nhận được bước chuyển của thời gian.
- Hình ảnh ba mẹ con tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà: gợi lên một khung cảnh rất yên tĩnh mà rất đẹp và yên bình trong tâm hồn người đọc.