Siêu nhanh soạn bài Bức tranh đồng quê tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

<p>Soạn siêu nhanh <strong>bài Bức tranh đồng quê tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1</strong>. Soạn <strong>siêu nhanh</strong> tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1. Những phần nào có thể <em>rút gọn, lược bỏ và tóm gọn</em>. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm <strong>cách soạn mới</strong> để học sinh lựa chọn. Để tìm ra <em>phong cách học</em> <strong>tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 </strong> phù hợp với mình.</p>

BÀI 15. BỨC TRANH ĐỒNG QUÊ

Khởi động                          

Câu 1: Giải câu đố:

Là cánh mà chẳng biết bay

Bốn mùa duyên dáng vì thay sắc màu

Trắng, xanh non lại vàng nâu

Cho người no đủ, đẹp giàu quê hương.

Là gì?

Giải rút gọn:

Là cánh diều.

Câu 2: Nói 1 - 2 câu về sự vật được nhắc tới trong câu đồ trên.

Giải rút gọn:

- Cánh diều và tuổi thơ là nét đẹp mang đậm hồn quê

- Cánh diều không chỉ là trò chơi đem đến niềm vui cho trẻ nhỏ mà còn gắn với biết bao tình yêu thương, sự quan tâm, tận tình hướng dẫn của gia đình

ĐỌC: BỨC TRANH ĐỒNG QUÊ

Câu hỏi, bài tập:

Câu 1: Bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ đầu được vẽ bằng những hình ảnh và màu sắc nào?

Giải rút gọn:

- Ông trời đốt lửa

- Dải mây hồng

- (Ánh nắng chiếu tỏa như) cái quạt vàng

Câu 2: Cảnh đồng quê được tả trong khổ thơ 2 gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

Giải rút gọn:

Em thấy hình ảnh cánh đồng quê hiện lên thật thanh bình, yên ả mà cũng giàu sức sống.

Câu 3: Tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài thơ. Theo em, cách so sánh, nhân hoá của tác giả có gì thú vị?

Giải rút gọn:

So sánh:

- Cụm vườn toả mỏng khói lam

Như khăn voan phảng phất choàng bóng cây

Nhân hóa:

- Ông trời đốt lửa phương đông/Đun bằng mấy dải mây hồng vắt ngang/xoè rộng cái quạt vàng/Phất tung ánh sáng

- Đàn cò thoát hiện cánh bơi nhịp nhàng

- Ngói nhà đỏ vội vàng

- Hàng cau rũ tóc.

- Lúa non trải lụa

- Đàn sẻ quấn quýt bay

- Con đường nắng lượn dài

- Đồng quê vẽ cảnh bình minh

=> Tác giả như thổi hồn cho các sự vật. Vạn vật đều chuyển động một cách nhịp nhàng tạo nên bức tranh buổi sớm mai hài hòa, tươi đẹp.

Câu 4: Chọn một từ ngữ phù hợp để nhận xét về cuộc sống ở quê hương tác giả và giải thích lí do em chọn từ đó (thanh bình, sôi động, buồn tẻ, náo nhiệt).

Giải rút gọn:

Cuộc sống ở quê hương tác giả thật thanh bình. Vạn vật buổi sớm mai đều chuyển động chậm rãi, thong thả, không vội vã. Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những gam màu vui tươi, giàu sức sống cho thấy đây là một khung cảnh rất bình yên ở làng quê.

ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI

(a) Tìm đọc bài văn

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

- Bài văn đã đọc.

- Nhật kí đọc sách.

- Từ ngữ dùng hay, hình ảnh đẹp.

d. Ghi lại những từ ngữ, hình ảnh đẹp có trong một bài văn được bạn chia sẻ.

(e) Đọc một bài văn được bạn chia sẻ mà em thích.

Giải rút gọn:

Cánh diều tuổi thơ

   Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

   Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

   Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

Theo TẠ DUY ANH

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN

Câu 1: Dựa vào nghĩa của “gia”, xếp các từ trong khung vào hai nhóm:

a. “Gia” có nghĩa là “nhà”.

b. “Gia” có nghĩa là “thêm vào”.

(gia đình, gia giảm, gia tộc, gia cố, gia súc, gia dụng, gia nhập, gia công)

Giải rút gọn:

a. gia đình, gia tộc, gia súc, gia dụng.

b. gia giảm, gia cố, gia nhập, gia công.

Câu 2: Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu:

(trung thu, trung thành, trung tâm, trung thực)

a. Tra từ điển để tìm nghĩa của mỗi từ.

b. Dựa vào kết quả bài tập a để xếp các từ trong khung thành hai nhóm.

c. Tìm thêm 2 - 3 từ thuộc mỗi nhóm.

d. Đặt câu với một từ tìm được ở mỗi nhóm.

Giải rút gọn:

a. - trung thu: rằm tháng tám; ngày tết của trẻ em, theo phong tục cổ truyền.

- trung thành: trước sau như một, giữ trọn những tình cảm gắn bó, những điều đã cam kết đối với ai hay cái gì.

- trung tâm: nơi ở giữa của một vùng nào đó; thường là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất

- trung thực: ngay thẳng, thật thà.

b. - “Trung” có nghĩa là trước sau như một: trung thành, trung thực.

- “Trung” có nghĩa là ở khoảng giữa: trung thu, trung tâm.

c. - “Trung” có nghĩa là trước sau như một: trung hậu, trung hiếu, trung quân, trung kiên,...

- “Trung” có nghĩa là ở khoảng giữa: trung bình, trung chuyển, miền Trung, trung điểm, trung lập, trung gian,...

d. - Ngày 8/3/1965, nhân kỷ niệm 55 năm ngày quốc tế phụ nữ (1910-1965) Bác dành tặng phụ nữ Việt Nam bức trướng thêu 8 chữ vàng: “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.

- Sơn nguyên Đà Lạt có độ cao trung bình 1.500m so với mực nước biển.

Câu 3: Viết 3 - 4 câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã nghe, đã đọc.

Giải rút gọn:

- Truyện kể về một người tiều phu có hoàn cảnh gia đình nghèo khó, phải vất vả lên rừng kiếm củi từ sớm đến tối mịt nhưng cuộc sống lại chẳng tốt hơn là bao. 

- Một hôm, khi anh đang đốn củi ở cạnh bờ sông, thì lưỡi rìu tuột mất rơi xuống nước. Nước sông khá sâu, anh lại chẳng biết bơi nên loay hoay mãi vẫn chưa tìm được cách lấy lại lưỡi rìu. 

- Bỗng từ dưới sông, một cụ già râu tóc bạc phơ tự giới thiệu là thần sông. Thần giơ lên một lưỡi rìu vàng và bạc để thử lòng anh nhưng anh đều từ chối nhận. Lần thứ ba, thần đưa ra một lưỡi rìu bằng sắt cũ kĩ thì anh tiều phu mới gật đầu nhận lấy.

- Sự trung thực và ngay thẳng ấy của anh khiến ông rất hài lòng, bèn tặng cho anh cả lưỡi rìu bạc và lưỡi rìu vàng. Nhờ đó, cuộc sống của anh trở nên giàu có và ổn định hơn trước. 

VIẾT: TRẢ BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

Đề bài: Viết bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,...

Câu 1: Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.

Gợi ý:

Ưu điểm:

- Chọn đối tượng miêu tả

- Trình tự miêu tả

- Chọn tả những đặc điểm nổi bật của cảnh

- Từ ngữ gợi tả, hình ảnh sinh động

- Suy nghĩ, hành động… của con người đối với cảnh đẹp.

- ? 

Hạn chế:

- Cấu tạo

- Sắp xếp ý

- Dùng từ, viết câu.

- ?

Câu 2: Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.

Gợi ý:

- Phát triển, mở rộng ý

- Chỉnh sửa từ ngữ, diễn đạt

- Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa…

VẬN DỤNG

Ghi lại những từ ngữ, hình ảnh em thích trong bài thơ “Bức tranh đồng quê”.

Giải rút gọn:

Hình ảnh: 

- Ông trời đốt lửa phương đông - xòe rộng cái quạt vàng.

- Bóng trâu lững thững rời chuồng

- Lúa non trải lụa mượt mà

- Đàn sẻ quấn quýt bay dọc con đường nắng lượn dài lung linh.

Từ ngữ:

- nhịp nhàng, đỏ vội vàng, rũ tóc, lững thững, trải lụa mượt mà, quấn quýt.

Xem thêm các bài Giải siêu nhanh tiếng việt 5 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải siêu nhanh tiếng việt 5 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 5 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 5 | Để học tốt Lớp 5 | Giải bài tập Lớp 5

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 5, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 5 giúp bạn học tốt hơn.