Giáo án PTNL bài 30: Vệ sinh tiêu hóa - Bài tập

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 30: Vệ sinh tiêu hóa - Bài tập. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………

BÀI 30: VỆ SINH TIÊU HÓA – BÀI TẬP
I/. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ tác hại của nó.
- Kể một số bệnh về đường tiêu hóa
- Chỉ ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
- Ôn lại k thức về cấu tạo cũng như chức năng hệ vận động, hệ hô hấp , hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa. Mối quan hệ hoạt động giữa các cơ quan nói trên
- Củng cố lại kiến thức cho học sinh
- Giải đáp những thắc mắc của HS về các bài tập khó.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng:
- Liên hệ thực tế, giải thích bằng cơ sở khoa học.
- Hoạt động nhóm.
- Kĩ năng đặt mục tiêu: Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và bảo đảm sự tiêu hóa có hiệu quả.
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, các tài liệu liên quan để tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bao3su75 tiêu hóa hiệu quả…
- Kĩ năng tự nhận thức: xác định được những thói quen ăn uống hàng ngày của bản thân có thói quen nào tốt và chưa tốt.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa thông qua chế độ ăn và luyện tập.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh các bệnh về răng, dạ dày, ruột.
- Tranh ảnh các loại giun, sán kí sinh ở ruột.
- Có điều kiện thì dùng máy chiếu
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra
GV: ?Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Các em đã bao giờ bị sâu răng, hay bị rối loạn tiêu hóa chưa? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đó?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
Hoạt động 1
Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa
Mục tiêu: HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ tác hại của nó.
BƯỚC 1: GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 30.1 SGK tr.98.
- GV kẻ nhanh bảng 30.1 nhanh lên bảng, gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với tranh ảnh đã chuẩn bị trao đổi nhóm thống nhất ý kiến ghi nhớ kiến thức.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Các nhóm còn lại theo dõi bổ sung
BƯỚC 2: GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chữa bài bằng cách đưa bảng phụ ghi sẳn nội dung cho HS so sánh với phần hoàn thành của nhóm mình và bổ sung kiến thức còn thiếu.
- HS so sánh nội dung của GV với nội dung của mình và tự sửa chữa.
BƯỚC 3: GV:? Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa?
? Mức độ ảnh hưởng tới các cơ quan do các tác nhân gây ra như thế nào?
? Ngoài các tác nhân trên em còn biết có tác nhân nào nữa không
Cho ví dụ.
- HS dựa vào nội dung bảng trả lời tổng quát.
- HS một số loại trùng gây tiêu chảy, một số chất bảo vệ thực phẩm... I. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa.

Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa:
- Các sinh vật gây bệnh.
- Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống.
- Ăn uống không đúng cách.
- Khẩu phần ăn không hợp lí.

Tác nhân Các cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng

Vi khuẩn - Răng
- Dạ dày, ruột
- Các tuyến tiêu hóa - Tạo môi trường Axít làm hỏng men răng.
- Bị viêm, loét.
- Bị viêm tăng tiết dịch.
Giun sán - Ruột
- Các tuyến tiêu hóa - Gây tắc ruột.
- Gây tắc ống dẫn mật.
Ăn uống không đúng cách - Các cơ quan tiêu hóa
- Họat động tiêu hóa
- Hoạt động hấp thụ - có thể bị viêm
- Kém hiệu quả
- Giảm
Khẩu phần ăn không hợp lí - Các cơ quan tiêu hóa
- Hoạt động tiêu hóa
- Hoạt động hấp thụ - Dạ dầy và ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị sơ.
- Bị rối loạn.
- Kém hiệu quả.

Hoạt động 2
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
Mục tiêu: Chỉ ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
BƯỚC 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin.
? Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
? Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
? Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp tiêu hóa có hiệu quả
* GDMT:? Em đã thực hiện biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa như thế nào?
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK ghi nhớ thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Yêu cầu:
+ Đánh răng, thuốc đánh răng.
+ Thức ăn chín, tươi, uống chín...
+ Ăn chậm nhai kỹ, ăn xong phải nghỉ ngơi.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm còn lại theo dỗi bổ sung.
BƯỚC 2: GV lưu ý: có rất nhiều ý kiến GV nên hướng HS vào nội dung:
+ Cơ sở khoa học.
+ Đã thực hiện như thế nào?
- HS vận dụng kiến thức trả lời.
BƯỚC 3: GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức kết luận:
- HS rút ra kết luận.
BƯỚC 4:GV: liên hệ thực tế
? Tại sao không nên ăn vặt?
? Tại sao không nên ăn quá no vào buổi tối?
? Tại sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ ?
- HS vận dụng kiến thức ở chương tiêu hóa.
- Đại diện trình bày
- GV chốt lại kiến thức liên hệ thực tế cho HS hiểu. II. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.

- Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa:
+ Ăn uống hợp vệ sinh.
+ Khẩu phần ăn hợp ly.
+ Ăn uống đúng cách.
+ Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.

BÀI TẬP CHƯƠNG 1, 2, 3, 4
Hoạt động GV và HS Nội dung
Hoạt động 1 Chương I: Khái quát về cơ thể người
Câu 1: Hãy nêu cấu tạo và chức năng của nơ ron thần kinh?
Câu 2: Phản xạ là gì? so sánh sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ? - Gồm thân và tua…
- Cảm ứng và dẫn truyền
- Khác nhau : vòng phản xạ gồm có xung thần kinh thông báo ngược và xung thần kinh li tâm điều chỉnh …
Hoạt động 2 Chương II: Vận động
Câu 3: Bộ xương người có cấu, tính chất tạo rất phù hợp với chức năng: bảo vệ, vận động và nâng đỡ cơ thể như thế nào?

Câu 4: Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
- Cấu tạo: gồm 3 loại xương xương dài xương ngắn, xương dẹt. Đặc biệt xương dài hình ống to khỏe phù hợp với chức năng nâng đỡ, xương dẹt thường tạo nên các khoang rỗng bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Các khớp xương đặc biệt là khớp động phù hợp với chức năng vận động cơ thể.
- Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, bó cơ gồm nhiều sợi cơ, sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. tơ cơ có hai loại: tơ cơ dày và tơ cơ mảnh
- Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại
Hoạt động Chương III: Hệ tuần hoàn
Câu 5: Vì sao máu lại vận chuyển được trong hệ mạch?

Câu 6: Hãy chứng minh tim có cấu tạo phù hợp với chức năng co bóp và đẩy máu đi nuôi cơ thể?
- Sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong hệ mạch- Sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch
- Tim gồm các ngăn tim, giữa các ngăn tim có thành tim dày mỏng khác nhau để bơm máu tới các vùng khác nhau trên cơ thể
- Trong tim có các van tim giúp máu lưu thông tuần hoàn theo 1 chiều nhất định
Hoạt động 3 IV- Hô hấp
- GV sơ qua các giai đoạn hô hấp, các hoạt động hô hấp diễn ra trong mỗi giai đoạn trên. Thực chất của quá trình hô hấp…
Câu 7: Hô hấp thường khác hô hấp sâu như thế nào? - HS vẽ hình.

-Hô hấp sâu: thể tích khí ra vào phổi lớn hơn, có sự tham gia của tất cả các cơ hô hấp, là phản xạ có điều kiện
Hoạt động 4 Chương V: Hệ tiêu hóa
Câu 8: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì? Những loại thức ăn nào còn cần được tiêu hóa ở ruột non?
Câu 9: Nêu những đặc điểm chứng tỏ niêm mạc ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng? - Là hoạt động biến đổi thức ăn về mặt hóa học. Các loại thức ăn cần tiêu hóa ở ruột non là G, L, P…
- Ruột non dài, có nhiều lông ruột, có nhiều mao mạch máu, mạch bạch huyết, có nhiều nếp gấp…
3. Kiểm tra đánh giá.
- Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài: câu hỏi 1.SGK tr. 99.
HS làm bài tập trắc nghiệm
1/ Chất nào dưới đây được xếp vào nhóm chất hữu cơ
A/ Lipit , nước B/ Gluxit , nước C/ Gluxit , prôtêin D/ Muối khoáng , Vitamin
2/ Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế:
A/ Phá huỷ tế bào cơ thể nhiễm bệnh B/ Thực bào C/ Tiết ra kháng thể
D/ Cả A, B, C đúng
3/ Trong máu , thể tích của huyết tương chiếm tỷ lệ :
A/ 35% B/ 45% C/ 55% D/ 65 %
4/ Nơi xảy ra sự trao đổi khí ở phổi:
A/ Xoan mũi B/ khí quản C/ Phế nang D/ Phế quản
5/ Khói thuốc lá có tác hại
A/ Có thể gây ung thư gan B/ Có thể gây ung thư phổi C/ Có thể gây ung thư dạ dày
D/ Có thể gây ung thư thận
6/ Chất nào sau đây không bị biến đổi hoá học trong tiêu hoá :
A/ Prôtêin B/ Lipit C/ Muối khoáng D/ Axit nuclêic
7/ Bộ phận không có biến đổi hoá học thức ăn:
A/ Miệng B/ Thực quản C/ Dạ dày D/ Ruột non
4. Dặn dò:
- Học câu hỏi cuối các bài đã học
- Xem bài mới tiết 32: Trao đổi chất.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………

BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học
Chữa một số bài tập trong vở bài tập sinh học 8 – NXB GD 2006
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tư duy, tổng hợp, so sánh
Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: GD lòng yêu thích học tập bộ môn
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
- GV: bảng phụ
- HS: ôn tập kiến thức
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Bước 1: Ổn định tổ chức
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Bước 3: Bài mới
Khởi động: Thu bài thu hoạch thực hành tiết trước.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
BƯỚC 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS thảo luận trả lời 1 số câu hỏi.
BƯỚC 2: GV phát phiếu học tập có nội dung các câu hỏi.
BƯỚC 3: GV quan sát hướng dẫn các nhóm tổng hợp những kiến thức cơ bản.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức. - Các nhóm nhận phiếu học tập đã có sẵn nội dung.
- Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến hoàn thành nội dung đó.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Sau khi nghe nhận xét và bổ sung của giáo viên, các nhóm tự sửa chữa và ghi vào vở .
Câu 1: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ?
- Sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên.
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào. Tế bào thực
hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Câu 2: Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa không? Vì sao?
Không khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích. Do đó mất trương lực cơ (người bị liệt)
Câu 3: Hãy giải thích câu nói : chỉ cần ngừng thở 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận ?
Trong 3 – 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phối không ngừng diễn ra, O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
Câu 4: Hoạt động hô hấp ở người và hô hấp ở thỏ có gì giống và khác nhau?
* Giống nhau:
- Gồm các giai đoạn: sự thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi, TĐK ở tế bào.
- Sự TĐK ở phổi và TĐK ở tế bào theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
* Khác nhau:
- Ở thỏ: sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về 2 bên.
- Ở người: sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp với nhau và lồng ngực dãn nở về cả 2 bên
Câu 5: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể thế nào?
- Thiếu axit trong dạ dày ⇨ môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn. Thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hoá của ruột non nên hiệu quả tiêu hoá sẽ thấp.
Câu 6: Giải thích câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu”
- Khi nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hoá càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.
Củng cố: GV nhận xét và cho điểm những nhóm hoạt động tốt
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại nội dung các bài tập đã làm. Đọc trước bài 31
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.