Giáo án PTNL bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………..
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………

CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN
BÀI 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS cần phân biệt được các thành phần của máu.
- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
2. Kĩ năng:
Thu thập thông tin, quan sát tranh hình, phát hiện kiến thức.
- Khái quát tổng hợp kiến thức.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ thân thể tránh mất máu.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh tế bào máu, tranh phóng to hình 13.2 SGK trang 43.
- Mẫu máu động vật lắng đọng tự nhiên với chất chống đông.
2. Chuẩn bị của HS: Một số nhóm chuẩn bị tiết gà, lợn để trong đĩa hay bát.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
BƯỚC 1: GV đưa ra mẫu máu gà đã được làm đông và yêu cầu học sinh quan sát, dự đoán thành phần của máu?
HS: quan sát máu gà sau khi đông được chia thành 2 phần rõ rệt, 1 phần có màu hơi vàng, lỏng nổi lên trên, phần còn lại màu đỏ, đặc, lắng xuống đáy cốc
BƯỚC 2: Em hãy dự đoán chức năng của các thành phần?
HỌC SINH:
- Phần chất lỏng màu vàng giữ máu ở trạng thái lỏng
- Phần chất đặc màu đỏ làm chức năng còn lại (HS chưa dự đoán được)
BƯỚC 3: Để tìm hiểu cụ thể về thành phần cũng như chức năng của máu vào bài ngày hôm nay

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
BƯỚC 1: GV cho HS quan sát thí nghiệm như hình 13-1.
+ Thí nghiệm trên thu được kết quả ntn?
- HS quan sát, nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi.
BƯỚC 2: GV yêu cầu HS làm bài tập mục SGK trang 42.
+ Vậy máu gồm những thành phần nào?
- Giới thiệu thành phần của huyết tương, khả năng kết hợp của hồng cầu với O2 và CO2
- Các nhóm hoàn thành bài tập điền từ.
- HS căn cứ bài tập rút ra kết luận.
- HS nghe giảng
BƯỚC 3: GV yêu cầu hoàn thành bài tập mục SGK trang 43.
BƯỚC 4: Cá nhân tự đọc thông tin trong SGK và theo dõi bảng 13, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Huyết tương có chức năng gì?
+ Hồng cầu có chức năng gì?
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.
BƯỚC 1: HS nghiên cứu SGK trang 43, trả lời câu hỏi.
+ Các tế bào ở sâu trong cơ thể có thể trao đổi các chất trực tiếp với môi trường ngoài hay không?
+ Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
BƯỚC 2: Chỉ có tế bào biểu bì da mới tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài, còn các tế bào trong phải trao đổi gián tiếp.
+ Qua yếu tố lỏng ở gian bào.
BƯỚC 3: GV giảng giải về sự tạo thành nước mô từ máu và quan hệ của máu, nước mô và bạch huyết trên hình 13-2 SGK
+ Môi trường trong gồm những thành phần nào?
+ Vai trò của môi trường trong là gì ?
BƯỚC 4: HS tự rút ra kiến thức. I. Máu.
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu:
- Huyết tương: lỏng, màu vàng nhạt chiếm 55% V
- Tế bào máu: gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm 45% V

2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu:
- Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng, vận chuyển các chất chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.
- Hồng cầu: Có huyết sắc tố (Hb) có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển từ phổi về tim tới các tế bào và từ tế bào về tim lên phổi.
II. Môi trường trong cơ thể:
- Gồm máu, nước mô và bạch huyết.
- Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
HS đọc kết luận chung SGK .
Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Chức năng của huyết tương và hồng cầu là gì ?
Môi trường trong gồm những thành phần nào? môi trường trong có vai trò gì đối với cơ thể sống?
Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu:
Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
1. Tại sao khi bị thương, chảy nhiều máu, việc đầu tiên phải làm là xử lý cầm máu?
2. Một số bạn học sinh có thói quen là chỉ uống nước khi cơ thể cảm thấy khát, theo em thói quen này có đúng không? Giải thích?
3. Trong điều trị cho bệnh nhân bị tiêu chảy, việc cần làm là bổ sung chất điện giải oresol,
em hãy giải thích cơ sở của việc làm này?
4. Dặn dò (1 phút)
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Đọc mục “em có biết”
Tìm hiểu về tiêm phòng bệnh dịch trẻ em và một số bệnh khác.
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.