Giáo án PTNL bài 12: Thực hành - Tập sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 12: Thực hành - Tập sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………..
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………

BÀI 12-THỰC HÀNH:
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI BỊ GÃY XƯƠNG
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
HS sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.
Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương căng tay.
2. Kĩ năng: Rèn thao tác sơ cứu khi gặp người gãy xương.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ thân thể .
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị nẹp băng y tế dây, vải.
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị theo nhóm đã phân công.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Phần chuẩn bị của HỌC SINH
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
BƯỚC 1: GV yêu cầu HS giải thích tại sao xương người già lại dễ gãy và lâu phục hồi hơn xương trẻ em (dựa vào kiến thức bài cấu tạo và tính chất của xương)?
- Khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi vì:
+ Xương trẻ em có muối caxi ít hơn người trưởng thành nên độ cứng chắc của xương kém hơn người lớn. Nhưng nếu bị gãy xương thì xương mau phục hồi vì xương phát triển nhanh.
+ Xương người già bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành nên xương giòn, dễ gãy và sự phục hồi chậm, không chắc chắn.
BƯỚC 2: Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông, em cần chấp hành tốt luật, lệ giao thông.
BƯỚC 3: Vậy gặp người gãy xương chúng ta nên làm gì để giúp họ?
Để giải quyết vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HỌC SINH
Hoạt động 1:
Mục tiêu: HS sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.
BƯỚC 1: HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu phân biệt các trường hợp gãy xương : tai nạn, trèo cây, chạy ngã….
- Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương?
BƯỚC 2: Khi gặp người bị gãy xương chúng ta cần phải làm gì ? Nội dung, yêu cầu cần đạt
I. Nguyên nhân gãy xương:
Gãy xương do nhiều nguyên nhân.
Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ.
- Không được nắm bóp bừa bãi.

BƯỚC 3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương căng tay.
BƯỚC 1: Nếu có điều kiện cho cả lớp xem băng hình các thao tác băng bó cố định.
- Không có băng hình thì GV dùng 1 nhóm làm mẫu.
- Các nhóm theo dõi băng hình, trình bày các bước thao tác.
BƯỚC 2: GV đi quan sát các nhóm uốn nắn, giúp đỡ, nhất là các nhóm yếu.
- Các nhóm nghiên cứu SGK trang 40, 41 tiến hành tập băng bó.
BƯỚC 3: GV gọi đại diện 1 – 4 nhóm để kiểm tra .
- GV cho các nhóm nhận xét đánh giá kết quả lẫn nhau.
- Nhóm được kiểm tra phải trình bày:
+ Các thao tác băng bó.
+ Sản phẩm làm được.
+ Lưu ý băng bó.
- Nhóm khác nx bổ sung.
- HS tự hoàn thiện các thao tác và ghi vào vỡ.
BƯỚC 4: GV chọn 3 nhóm làm đúng và đẹp nhất đánh giá, rút kinh nghiệm cho các nhóm khác.
- Em cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi tránh cho mình và người khác bị gãy xương?
- Nhóm khác nx bổ sung.
- HS tự hoàn thiện các thao tác và ghi vào vỡ.
- Đảm bảo an toàn giao thông.
- Tránh đùa nghịch, vật nhau.
- Tránh dẫm chân tay bạn. II. Tập sơ cứu và băng bó:
* Sơ cứu
- Đặt 2 nẹp gỗ, tre vào 2 bên chỗ xương gãy.
- Lót vải mềm gấp dày vào các chỗ đầu xương.
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
* Băng bó cố định.
- Với xương ở tay : dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay, làm dây đeo cẳng tay vào cổ.
- Với xương ở chân: Băng từ cổ chân vào, nếu là xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV đánh giá chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm.
- Cho điểm nhóm làm tốt. Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu (nếu có).
Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
(1) Gặp người bị tai nạn gãy xương, chúng ta không nên nắn lại chỗ xương gãy, vì làm như vậy sẽ có thể gây rách da, đứt mạch máu, đứt dây thần kinh dẫn đến tử vong.
(2) Những nguyên nhân dẫn tới gãy xương như:
- Người bị bệnh loãng xương (phụ nữ nhiều tuổi)
- Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
4. Dặn dò (1 phút)
- Yêu cầu: mỗi nhóm làm một bản thu hoạch
- Tìm hiểu về máu: máu có ở đâu trong cơ thể, gồm những thành phần nào?
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.