Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 26: PHÒNG CHỐNG TẬT KHÚC XẠ VÀ CONG VẸO CỘT SỐNG (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được đặc điểm ba dạng khác nhau của tật khúc xạ. Nêu được hậu quả và nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ.
- Nhân dạng được người bị tật cong vẹo cột sống. Nêu được nguyên nhân dẫn đến tật cong vẹo cột sống. Trình bày được biện pháp phòng chống tật khúc xạ và cong vẹo cột sống.
- Chủ động thực hiện các biện pháp về dinh dưỡng, thể thao, tư thế ngồi, đứng,... để phòng chống tật khúc xạ và cong vẹo cột sống. Tuyên truyền tới mọi người biện pháp phòng chống tật khúc xạ và cong vẹo cột sống.
2. Kĩ năng
- Quan sát, hợp tác nhóm.
- Thực hành tự đánh giá tình trang cơ thể.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể.
4. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic.
- Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển năng lực tham gia và tổ chức hoạt động, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
II.TRỌNG TÂM
- Các tật khúc xạ
- Tật cong vẹo cột sống
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bài giảng điện tử, tranh về tật khúc xạ và tật cong vẹo cột sống, bảng nhóm, bút dạ.
2. Học sinh
- Tìm hiểu về tật khúc xạ và tật cong vẹo cột sống.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC
1. Phương pháp dạy học
- Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan.
2. Kĩ thuật dạy học
- Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn phủ bàn, phòng tranh.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, khăn phủ bàn.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó thống nhất ý kiến nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nêu các dạng tật khúc xạ, nguyên nhân, hậu quả và các phương pháp phòng chống tật khúc xạ.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt dộng 1: Tật khúc xạ
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin sau đó thảo luận nhóm và làm báo cáo về tật khúc xạ với các nội dung:
+ Các dạng tật khúc xạ.
+ Tật cận thị là gì.
+ Nguyên nhân, hậu quả tật cận thị
+ Các phương pháp phòng tránh tật cận thị.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tật khúc xạ
* Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
Nguyên nhân:
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.
Cách khắc phục: Đeo kính mặt lõm (kính cận).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân.
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát trả lời câu hỏi 1. C (SHDH,Tr.165-166).
HS: Thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Trao đổi chéo sản phẩm, nhận xét cho nhau
GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu tật viễn thị, loạn thị và tìm hiểu Địa chỉ tư vấn trực tiếp tật khúc xạ mắt.
- Dự án: Yêu cầu HS tìm hiểu về tật viễn thị, loạn thị (Báo cáo ở tiết sau)
HS: Về nhà tìm hiểu thực hiện yêu cầu của GV. D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng