Giáo án PTNL bài 31: Trao đổi chất

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 31: Trao đổi chất. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………..
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………

CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
BÀI 31: TRAO ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường với sự TĐC ở tế bào
Trình bày được mối liên quan giữa TĐC của cơ thể với TĐC ở tế bào
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ sức khoẻ
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 31.1, 31.2 .
- Phiếu học tập.
Hệ cơ quan Vai trò trong sự TĐC
Tiêu hoá
Hô hấp
Tuần hoàn
Bài tiết
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên cho HS quan sát hình ảnh em bé mới sinh ra, em bé 3 tháng tuổi, hình ảnh bé 5 tuổi, hình ảnh người trưởng thành
BƯỚC 1: GV? Em có nhận xét gì về kích thước, chiều cao, cân nặng của em bé so với người trưởng thành?
HS: em bé có kích thước nhỏ hơn, chiều cao thấp hơn và cân nặng nhẹ hơn so với người trưởng thành
BƯỚC 2: GV: vì sao có sự khác nhau dó
HS: vì em bé lớn lên được
BƯỚC 3: GV? Nhờ đâu em bé lớn lên được để trở thành người trưởng thành?
HS trả lời nhờ quá trình trao đổi chất và năng lượng
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường ngoài
+ Sự TĐC giữa cơ thể và môi trường biểu hiện như thế nào?
BƯỚC 1: GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
BƯỚC 2: GV hoàn chỉnh kiến thức
BƯỚC 3: GV phân tích:
+ Vật vô sinh phân huỷ
+ Sinh vật: tồn tại, phát triển TĐC là đặc trưng cơ bản của sự sống.
- HS quan sát hình 31.1 cùng kiến thức đã học nêu được biểu hiện :
+ Lấy chất cần thiết vào cơ thể.
+ Phải có CO2 và chất cặn bã ra môi trường.
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân làm bài tập
- Vài HS lên làm bài tập, lớp bổ sung I. TĐC giữa cơ thể và môi trường ngoài
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí CO2 từ cơ thể thải ra
Hoạt động 2 :
Mục tiêu: Trình bày được mối liên quan giữa TĐC của cơ thể với TĐC ở tế bào
+ Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì?
+ Các sản phẩm từ tế bào thải ra được đưa tới đâu?
+ Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào
- HS dựa vào hình 31.2, vận dụng kiến thức thảo luận trong nhóm thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời, nêu được:
+ Môi trường trao đổi
+ Sản phẩm trao đổi. II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong:
- Chất dinh dưỡng và oxi được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân huỷ đưa đến các cơ quan thải ra ngoài.
- Sự TĐC ở tế bào thông qua môi trường trong
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Trình bày được mối liên quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào
+ TĐC ở cấp độ cơ thể thực hiện như thế nào?
+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào?
+ Nếu quá trình TĐC ở 1 cấp độ ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả gì ?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về mối quan hệ giữa TĐC ở 2 cấp độ .
- HS dựa vào kiến thức ở mục 1 và 2 để trả lời :

+ Nếu TĐC ngừng thì cơ thể sẽ chết.

- HS tự rút ra kết luận III. Mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào.
- TĐC ở cấp độ cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào, nhận từ tế bào sản phẩm bài tiết, CO2 để thải ra môi trường ngoài.
- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động trao đổi chất.
⇨ TĐC ở 2 cấp độ có liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Ở cấp độ cơ thể sự TĐC diễn ra như thế nào?
- Nêu mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào?
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Trao đổi chất ở tế bào có ý nghĩa gì đối với trao đổi chất của cơ thể?
- Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị trước bài 32 chuyển hoá”
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.