Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 24: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được các khái niệm về hoạt động thể lực.
- Mô tả được chức năng của các cơ quan vận động.
- Mô tả được các hoạt động thể lực của cá nhân và cộng đồng để tăng cường sức khỏe.
2. Kĩ năng
- Hình thành kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng tự học, kĩ năng hợp tác nhóm.
- Thực hành các phương pháp nâng cao hoạt động thể lực.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn và cơ thể nhằm tăng cường hoạt động thể lực.
4. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nghiên cứu, quan sát, thực hành thí nghiệm, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu về sự co cơ, sự vận động nhờ co cơ
- Tìm hiểu vai trò của cơ vân trong hoạt động thể lực
- Tìm hiểu hoạt động thể thao với sự phát triển của các cơ
- Tìm hiểu một số bất thường về hệ cơ do hoạt động thể lực
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh ảnh, tư liệu về cơ vân, các cơ tay, chân, các hình thức hoạt động thể thao,...
2. Học sinh
- Nghiên cứu các thông tin có liên quan đến bài học: Cơ vân, sự co cơ, các hoạt động thể thao ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ,...
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC
1. Phương pháp dạy học
- Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề, thí nghiệm thực hành.
3. Kĩ thuật dạy học
- Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn phủ bàn, phòng tranh.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nhớ lại kiến thức KHTN6, sau đó thảo luận thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi:
+ Có mấy loại cơ?
+ Vị trí phân bố của mỗi loại?
HS: Thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của cơ vân trong hoạt động thể lực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát sơ đồ cấu tạo “Bắp cơ, bó cơ và tế bào cơ” sau đó thảo luận nhóm điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn thông tin.
+ Cấu tạo của sợi cơ (tế bào cơ)?
+ Vai trò của cơ vân?
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu vai trò của cơ vân trong hoạt động thể lực
- Điền từ:
Cơ vân, theo ý muốn, cử động.
- Vai trò của cơ vân:
+ Khi cơ co làm xương cử động tại khớp theo ý muốn.
+ bảo vệ xương và các bộ phận khác của cơ thể.
Hoạt động 3: Sự vận động nhờ co cơ
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin SHD Tr.151, sau đó thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
+ Kể tên các hình thức vận động
+ Các hình thức vận động đó có liên quan đến sự co cơ không? Vì sao?
+ Vì sao những người thường xuyên vận động có thể lực tốt hơn những người ít vận động
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức 3. Sự vận động nhờ co cơ
- Cơ co xương cử động cơ thể vận động, lao động và di chuyển.
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.
- Thường xuyên vận động có thể làm thay đổi tỉ lệ các loại TB co rút nhanh hay chậm để phù hợp với điều kiện sống.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, cặp đôi
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
+ Mô tả cấu tạo và vai trò của cơ vân?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
Cơ vân được tạo nên từ mô cơ vân, có cấu tạo từ nhiều sợi cơ dài, cơ vân có cấu tạo thành các dải sáng tối xem kẽ (vân). Mô cơ vân hoạt động theo ý muốn của con người. Sự co cơ vân làm xương cử động tại các khớp; các cơ giúp bảo vệ xương.
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các hình thức luyện tập thể dục thể thao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể cơ.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng