Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 29: QUẦN THỂ SINH VẬT (T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm quần thể sinh vật, nêu được các ví dụ về quần thể sinh vật trong tự nhiên.
- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (cấu trúc giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể).
- Mô tả được ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật.
- So sánh để thấy được sự giống và khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật
- Phân tích được đặc điểm của các dạng tháp tuổi.
- Giải thích được hậu quả của việc tăng dân số đối với phát triển xã hội.
2. Kĩ năng
- Quan sát; làm việc với bảng biểu; phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Kĩ năng hợp tác nhóm.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập.
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic.
- Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, , năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực ngôn ngữ.
- Phảm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
II. TRỌNG TÂM
- Khái niệm quần thể sinh vật, đặc trưng của quần thể sinh vật
- Ảnh hưởng của môi trường đến quần thể sinh vật
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh về một số quần thể, tháp dân số, tháp tuổi.
- Bảng nhóm, bút dạ, máy chiếu.
2. Học sinh
- Tìm hiểu về quần thể.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC
1. Phương pháp dạy học
- Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan.
2. Kĩ thuật dạy học
- Giao nhiệm vụ, chia nhóm, động não, khăn phủ bàn, lắng nghe và phản hồi tích cực, phòng tranh.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, nhóm.
3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, khăn phủ bàn.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát một số hình ảnh liên quan đến mật độ quần thể sau đó yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Nhận xét về số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích trong mỗi hình. Điều đó có ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể không?
HS: Các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, đánh giá.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
GV: yêu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin mục 3 câu hỏi:
+ Mật độ quần thể là gì? Lấy VD.
+ Mật độ quần thể có ý nghĩa như thế nào với QTSV.
+ Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Sau đó thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trả lời.
HS: Trình bày trước lớp, lắng nghe ý kiến các nhóm khác và nhận xét của GV để hoàn thiện vào vở.
+ Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp gì để giữ mật độ thích hợp?
HS: hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét, chốt kiến thức. B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
c. Mật độ quần thể
- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Có ý nghĩa quan trọng đối với QT: như một tín hiệu sinh học, thông tin cho QT về trạng thái, số lượng ít hay nhiều để tự điều chỉnh.
- MĐQT không cố định mà thay đổi theo mùa, năm và phụ thuộc vào chu kì sống của SV.
+ Biện pháp: trồng dày hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp thức ăn đầy đủ, duy trì ổn định và thích hợp các nhân tố sinh thái tác động lên quần thể.
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin sau đó thảo luận nhóm trả lời 4 câu hỏi:
+ Khi thời tiết ấm áp, độ ẩm không khí tăng cao số lượng muỗi nhiều hay ít? Vì sao?
+ Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?
+ Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?
+ Cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể?
HS: Các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và đánh giá 3. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
+ Vào tiết trời ấm áp, độ ẩm cao muỗi sinh sản mạnh, số lượng muỗi tăng cao.
+ Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
+ Chim cu gáy là loại chim ăn hạt, xuất hiện nhiều vào mùa gặt lúa.
+ Cho ví dụ:
Cá rô phi ở miền bắc nước ta số lượng giảm sút nhiều vào mùa đông.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 3.C/ Tr.189 SHDH.
HS: thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời
+ Một số nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của quần thể người.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng