Tuần:………
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………
BÀI 56: TUYẾN YÊN - TUYẾN GIÁP
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên và tuyến giáp.
- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do hoocmôn của các tuyến đó tiết ra quá ít hoặc quá nhiều.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cơ thể.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 55.3, 56.1, 56.2 và 56.3 SGK.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
- So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết ?
- Nêu vai trò của hooc môn. Từ đó xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết ?
3. Bài mới
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- GV: Treo tranh hình ảnh người bị bướu cổ
? Người trong tranh bị bệnh gì? Nguyên nhân nào gây nên bệnh trên?
- HS: Hoạt động nhóm để hoàn thành bào bảng nhóm
- GV: Hướng dẫn để đưa ra kết quả.
Vậy làm thế nào để phòng tránh được bệnh bướu cổ, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu trong bài hôm nay:
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Tuyến yên và tuyến giáp là 2 tuyến có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Vậy các tuyến đó có cấu tạo và chức năng như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung bài học |
Hoạt động 1 : Mục tiêu: Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên và tuyến giáp. - HS quan sát tranh 55.3, nghiên cứu kỹ thông tin và bảng 56.1, trả lời + Tuyến yên nằm ở đâu ? có cấu tạo như thế nào ? + Hooc môn tuyến yên tác động với những cơ quan nào ? - 1 hoặc 2 HS đọc bảng 56.1, lớp theo dõi, ghi nhớ tên hoocmôn và tác dụng của chúng. B1: GV hoàn thiện lại kiến thức: Có thể nêu thêm một số thông tin như SGV. B2: GV gọi 1, 2 HS đọc lại thông tin bảng 56.1. B3: GV đưa thêm tranh ảnh, thông tin liên quan đến các bệnh do hoocmôn tiết nhiều hoặc ít. |
I- Tuyến yên: - Vị trí: nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi. - Cấu tạo: gồm 3 thuỳ: + Thuỳ trước. + Thuỳ giữa. + Thuỳ sau. - Hoạt động của tuyến: chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh. - Vai trò: + Tiết hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. + Tiết hooc môn ảnh hưởng tới một số quá trình sinh lí trong cơ thể. |
Hoạt động 2 : Mục tiêu: Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do hoocmôn của các tuyến đó tiết ra quá ít hoặc quá nhiều. - HS quan sát hình 56 – 2 trả lời câu hỏi: - Một số HS phát biểu, lớp bổ sung. + Nêu vị trí tuyến giáp ? + Cấu tạo và chức năng của tuyến giáp ? - HS dựa vào thông tin SGK và kiến thức thực tế, thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến B1: GV tổng kết lại các ý kiến. + Nêu ý nghĩa của cuộc vận động “toàn dân dùng muối iôt” B2: GV đưa thêm thông tin về vai trò của tuyến yên trong điều hoà hoạt động tuyến giáp. + Phân biệt bệnh bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iôt ? |
II- Tuyến giáp: - Vị trí: nằm trước sụn giáp của thanh quản nặng 20 - 25g. - Hoocmôn là Tiroxin, có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hoá ở tế bào. - Tuyến giáp cùng tuyến cận giáp có vai trò trong điều hoà trao đổi canxi và phot pho trong máu. |
4. Củng cố
Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- HS kết luận chung SGK.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 56.2 SGK.
5. Vận dụng, mở rộng:
? Phân biệt Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iot?
- Bệnh Bazơđô là do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmon làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng ô xi, nhịp tim tăng, người bệnh hồi hộp căng thẳng mất ngủ sút cân nhanh
- Bệnh bướu cổ là do thiếu iot trong khẩu phần hàng ngày, tuyến giáp không tiết hoocmon Tirôxin, tuyến yên tiết hoocmon thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến
6. Hướng dẫn về nhà
- Học bài – trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đọc mục “em có biết”
- Ôn lại chức năng tuyến tụy
* Rút kinh nghiệm bài học: