Giáo án PTNL bài 55: Giới thiệu chung tuyến nội tiết

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 54: Giới thiệu chung tuyến nội tiết. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………

Ngày soạn:…

Ngày dạy:……

Tiết số: ………

CHƯƠNG X: TUYẾN NỘI TIẾT

BÀI 55: GIỚI THIỆU CHUNG TUYẾN NỘI TIẾT

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

- Nêu được các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.

- Trình bày được tính chất và vai trò của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết, từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh phóng to hình 55.1, 55.2, 55.3 SGK.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

3. Bài mới:

A. Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: GV: Chiếu hình ảnh một người cao lớn khổng lồ và một người tí hon

? Em có nhận xét gì về hình ảnh trên? Người cao và thấp nhất trên thế giới là bao nhiêu?

- HS: Hoạt động nhóm để đưa ra câu trả lời vào bảng nhóm

B2: GV: Đưa thông tin Ông Chandra Bahadur Dangi 74 tuổi, người Nepan, cao 55 cm. Ông Sultan Kosen 31 tuổi, người Thổ Nhĩ Kỳ, cao 2,51m. Ở Việt Nam ông Trần Thành Phố (1947 – 2010, quê Bắc Giang) cao 2,28m.

Sở dĩ có hiện tượng này là do tuyến Yên trong hệ nội tiết tiết ít hay nhiều hoocmon GH. Vậy hệ nội tiết có những đặc điểm gì và hoạt động như thế nào? Ta xét nội dung chương mới:

B. Hình thành kiến thức:

Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

 Cùng với hệ thần kinh, các tuyến nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiết là gì ? có những tuyến nội tiết nào ?

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1:

Mục tiêu: Trình bày được sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

B1: GV giảng như thông tin mục I SGK .

- HS nghe giảng

- HS quan sát thật kỹ hình 55.1, 55.2 SGK

- Thảo luận trong nhóm chỉ ra sự khác biệt:

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

+ Nêu sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết ?

+ Kể tên các tuyến mà em đã biết ? Chúng thuộc loại tuyến nào ?

- HS liệt kê tên tuyến, phân loại tuyến dựa trên sự hiểu biết của mình

B2: GV cho HS liệt kê tất cả các tuyến sau đó xđ tuyến nào là tuyến nội tiết, tuyến nào là tuyến ngoại tiết.

B3: GV treo hình vẽ 55.3 và hướng dẫn quan sát, giới thiệu các tuyến nội tiết chính (lưu ý tới vị trí của từng tuyến)

- HS quan sát hình 55 – 33 SGK

I- Đặc điểm hệ nội tiết:

- Hệ nội tiết góp phần điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể

- Tuyến nội tiết sản xuất các hoocmôn theo đường máu đến các cơ quan đích.

II- Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết:

- Tuyến ngoại tiết: Chất tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài (tuyến tiêu hóa, tuyến lệ, …)

- Tuyến nội tiết: Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích.

- Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết.

Ví dụ: Tuyến tuỵ.

- Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là hooc môn.

Hoạt động 2:

Mục tiêu: Nêu được các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.

+ Hoocmôn có những tính chất nào ?

- Cá nhân tự thu nhận thông tin £ trang 174, trả lời câu hỏi.

- Một vài HS phát biểu, bổ sung.

- Hoocmôn tác động đến cơ quan đích theo  cơ chế chìa khoá – ổ khoá.

- Mỗi tính chất của hoocmôn GV có thể đưa thêm ví dụ để phân tích.

- Trong điều kiện hoạt động bình thường của tuyến, ta không thấy vai trò của chúng, khi mất cân bằng hoạt động 1 tuyến nào đó gây tình trạng bệnh lí.

VD: tuyến tuỵ khi tiết không đủ lượng insulin cần thiết sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen, sẽ làm tăng đường huyết. tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

+ Hoocmôn có vai trò gì đối với cơ thể ?

- HS trả lời

III- Hooc môn:

1. Tính chất của hooc môn.

- Mỗi hooc môn chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan xác định (tính đặc hiệu)

- Hooc môn có hoạt  tính sinh học rất cao.

- Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài.

2. Vai trò của hooc môn:

Kết luận:

- Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể.

- Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

 

 

 

4. Củng cố:

Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

 GV yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm so sánh

Tuyến nội tiết

Tuyến ngoại tiết

- Khác nhau

+ Cấu tạo

+ Chức năng

- Giống nhau

 

 

5. Vận dụng, mở rộng:

? Một bác sĩ dùng Hoocmon Insulin của bò thay thế cho Hoocmon Insulin của người để chữa bệnh tiểu đường. Bác sĩ đó làm như thế có được không? Vì sao?

( Bác sĩ đó làm như vậy được vì Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài)

- Tìm hiểu thêm về các tuyến nội tiết ở người (yêu cầu về nhà)

6. Hướng dẫn về nhà

- Học bài – trả lời câu hỏi cuối bài.

- Đọc mục “Em có biết”

- Đọc trước bài 56 

* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.