Tuần:………..
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………
BÀI 33: THÂN NHIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh, để phòng, cảm lạnh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng:
- - Hoạt động nhóm.
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
- Tư duy tổng hợp, khái quát.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tư liệu về sự TĐC, thân nhiệt, tranh môi trường.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Vì sao nói chuyển hoá vật chất và Q là đặc trưng cơ bản của sự sống?
- Năng lượng sản sinh trong quá trình dị hóa được cơ thể sử dụng ntn?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Tại sao khi trẻ bị ốm người ta phải đo nhiệt độ?
- Nhiệt độ của người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1 :
Mục tiêu: Trình bày được khái niệm thân nhiệt.
+ Thân nhiệt là gì?
+ Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
+ Ở người khoẻ mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh?
+ Tại sao khi sốt thân nhiệt lại tăng?
- Cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt là cơ chế tự điều hoà thân nhiệt
- Cá nhân tự nghiên cứu SGK tr.105, trả lời câu hỏi.
I. Thân nhiệt:
- Là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt luôn ổn định ở 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
Hoạt động 2 :
Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học và các cơ chế điều hoà thân nhiệt
+ Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt?
+ Trả lời câu hỏi mục tr.105 SGK
+ Em có kết luận gì về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt
- GV giảng như phần
+ Tại sao khi tức giận mặt đỏ nóng lên ?
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
- Da điều hoà thân nhiệt bằng cơ chế bức xạ nhiệt
- HS nghe giảng
- HS trả lời
II. Sự điều hoà thân nhiệt:
1. Vai trò của da.
- Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt.
+ Khi trời nóng, lao động nặng: Mao mạch ở da dãn toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi.
+ Khi trời rét: Mao mạch co lại cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt.
2. Vai trò của hệ thần kinh
- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xa dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh, để phòng, cảm lạnh.
+ Trả lời câu hỏi mục SGK tr.106
⇨ Vậy để phòng chống nóng lạnh có những biện pháp nào?
+ Giải thích câu: “mùa nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
+ Tại sao mùa rét càng đói càng thấy rét?
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK tr. 106 kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
- HS vận dụng kiến thức trả lời.
III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh :
- Rèn luyện thân thể tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
+ nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và lạnh
+ Mùa hè: Đội mũ nón khi đi đường, lao động.
+ Mùa đông: giữ ấm chân, cổ ngực, không ngồi nơi hút gió
+ Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định?
- Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lạnh?
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Hãy nêu phương pháp phòng chống nóng và rét ở gia đình em?
- Ở địa phương em đã có những biện pháp nào để trồng nhiều cây xanh? Nêu các biện pháp bảo vệ cây xanh ở địa phương em?
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
- Đọc mục “em có biết”
- Chuẩn bị nội dung các bảng 35.1 - 35.6
* Rút kinh nghiệm bài học: