Giáo án PTNL bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 49: Cơ quan phân tích thị giác. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………

Ngày soạn:…

Ngày dạy:……

Tiết số: ……… 

BÀI 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể.

- Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.

- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ mắt.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh phóng to hình 49.1,49.2,49.3

- Mô hình cấu tạo mắt.

- Bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

 -Trình bày sự giống và khác nhau của phân hệ giao cảm và đối cảm ?

3. Bài mới:

A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Giáo viên yêu cầu học sinh trong lớp cùng tiến hành thí nghiệm sau:

- Đặt bút mà các em đang có trước mắt, cách mắt 25 cm, em có đọc được chữ trên bút không? có thấy rõ màu không?

- Chuyển dần bút sang trái giữ nguyên khoảng cách nhưng mắt vẫn hướng về phía trước. Em có thấy rõ màu và chữ nữa không? Hãy giải thích vì sao?

Học sinh: - có đọc được chữ trên bút và nhìn rõ màu

                 - Không rõ màu và không đọc được chữ

Giáo viên vì sao lại không nhìn rõ màu và không đọc được chữ để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Hoạt động 1 :

Mục tiêu: Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể.

- HS tự thu nhận thông nhận thông tin và trả lời câu hỏi.

- 1 vài HS phát biểu, HS lớp bổ sung.

- HS tự rút ra kết luận.

 + Một cơ quan phân tích  gồm những thành phần nào?

+ Ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể ?

+ Phân biệt cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích?

- Cơ quan thụ  cảm tiếp nhận kích thích tác dụng lên cơ thể → là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích.

I- Cơ quan phân tích:

- Gồm :

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Dây thần kinh.

+ Bộ phận phân tích trung ương (vùng thần kinh ở đại não).

- Ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.

Hoạt động 2 :

Mục tiêu: Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt

+ Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào ?

- HS dựa vào kiến thức mục 1 để trả lời.

- HS quan sát kỹ hình  49.2 từ ngoài vào trong → ghi nhớ cấu tạo cầu mắt.

- Thảo luận nhóm để hoàn chỉnh bài tập.

- Đại diện nhóm đọc đáp án, các nhóm khác bổ sung

+ GV yêu cầu hS quan sát hình 49-2, hoàn thành phiếu học tập điền từ tr156 (bỏ nội dung liên quan đến hình 49-1)

+ Nêu cấu tạo của cầu mắt?

- HS dựa vào bài tập điền từ, trình bày cấu tạo cầu mắt trên tranh

II- Cơ quan phân tích thị giác:  Gồm:

+ Cơ quan thụ cảm thị giác.

+ Dây thần kinh thị giác.

+ Vùng thị giác ở thùy chẩm.

1. Cấu tạo của mắt: Gồm:

- Màng bọc

+ Màng cứng: Phía trước là màng giác.

+ Màng mạch: Phía trước là lòng đen.

+ Màng lưới: Tế bào nón và tế bào que.

- Môi trường trong suốt : Thuỷ dịch, thể thủy tinh, dịch thủy  tinh.

Hoạt động 3 :

Mục tiêu: Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.

B1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 49.3 nghiên cứu thông tin £ SGK → nêu cấu tạo của màng lưới ?

- HS trình bày cấu tạo trên tranh, lớp bổ sung

B2: GV hướng dẫn HS quan sát sự khác nhau tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với thần kinh thị giác.

- HS quan sát hình kết hợp đọc thông tin → trả lời câu hỏi.

- 1- 2 HS trình bày, lớp bổ sung.

- HS tự rút ra kết luận.

+ Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất ?

+ Vì sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật ?

+ Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới ?

- HS đọc thông tin £ SGK tr157, trả lời câu hỏi

- 1 vài HS phát biểu lớp bổ sung hoàn thiện kiến thức.

2. Cấu tạo của màng lưới:

- Màng lưới có tế bào thụ cảm  gồm :

+ Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

+ Tế bào que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

- Điểm vàng: Là nơi tập chung các tế bào nón.

- Điểm mù: Không có tế bào thụ cảm thị giác.

3. Sự tạo ảnh ở màng lưới:

- Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới →  kích thích tế bào thụ cảm → dây thần kinh thị giác → vùng thị giác cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.

4. Củng cố


Mục tiêu:
Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

-  HS đọc kết luận SGK

-  Trình bày quá trình thu nhận ảnh của một vật ở cơ quan phân tích thị giác ?

5. Vận dụng, mở rộng:

Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học, giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đờI-

? Giải thích xem vì sao khi buổi tối những khán giả thì nhìn rõ được các nghệ sĩ trên sân khấu còn các nghệ sĩ thì không nhìn thấy rõ được những khán giả ở xa sân khấu?

? Vào buổi tối khi đi từ chỗ có ánh sáng mạnh ra chỗ không có chút ánh sáng nào chúng ta sẽ không nhìn thấy gì. Để nhanh chóng nhìn rõ hơn mọi vật chúng ta phải làm như thế nào?

6. Hướng dẫn về nhà

- Học bài trả lời các câu hỏi SGK.

- Đọc mục “em có biết”

- Tìm hiểu các bệnh về mắt.

* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.