Tuần:………..
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………
BÀI 14: BẠCH CẦU- MIỄN DỊCH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
HS nêu được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây nhiễm.
Trình bày khái niệm miễn dịch.
Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân đạo.
2. Kĩ năng:
Quan sát tranh hình SGK, nghiên cứu thông tin, phát hiện kiến thức.
Vận dụng kiến thức giải thích thực tế.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức rèn luyện cơ thể, ý thức tiêm phòng bệnh dịch
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 14.1, 14.2,14.2 SGK.
2. Chuẩn bị của HS: Tư liệu về miễn dịch.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thành phần của máu, chức năng của huyết tương và hồng cầu?
- Môi trường trong gồm những thành phần nào? Có vai trò gì đối với cơ thể ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
BƯỚC 1: Như chúng ta đã biết, bệnh cảm cúm thông thường là bệnh rất dễ mắc phải, từ khi sinh ra, ai trong chúng ta cũng ít nhất đã từng một lần bị cảm cúm bằng kiến thức thực tế, em hãy cho biết nguyên nhân gây ra cúm? Cách điều trị mà bản thân em và gia đình đã sử dụng?
HS: nguyên nhân gây ra cúm: do virus cúm gây nên
Cách điều trị: uống thuốc cảm cúm (một số HS sẽ có ý kiến là không cần uống thuốc cũng tự khỏi)
BƯỚC 2: GV: khi bị cúm là chúng ta bị virus cúm xâm nhập, thông thường chúng ta sẽ sử dụng kháng sinh và các loại thuốc hỗ trợ, nhưng điều đó chỉ thực sự cần thiết khi chúng ta bị sốt cao (trên 39 độ), còn trong điều kiện này bệnh diễn biến không nghiêm trọng, bệnh sẽ tự khỏi vì trong cơ thể chúng ta có hệ thống bảo vệ chống lại virus đó chính là các tế bào bạch cầu để tìm hiểu kĩ hơn về cơ chế bảo vệ cơ thể của hệ thống này chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
BƯỚC 3: Khi em bị mụn ở tay, tay sưng tấy và đau vài hôm rồi khỏi, trong nách có hạch. Vậy do đâu mà tay khỏi đau? Hạch ở trong nách là gì?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Mục tiêu: HS nêu được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây nhiễm.
BƯỚC 1: HS nghiên cứu thông tin. Quan sát hình 14.2 trả lời câu hỏi HS khác bổ sung
+ Thế nào là kháng nguyên, kháng thể?
+ Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
+ Vi khuẩn, vi rút khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp những hoạt động nào của bạch cầu?
+ Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào?
+ Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
+ Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm khuẩn, vi rút bằng cách nào?
BƯỚC 2: HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 14.1, 14.3, 14.4 SGK, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời.
BƯỚC 3: Gọi 1 HS trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu.
BƯỚC 4: HS trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu
Hoạt động 2: Miễn dịch
Mục tiêu: Trình bày khái niệm miễn dịch.
BƯỚC 1: HS nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời.
- Dịch đau mắt đỏ có một số người mắc bệnh, nhiều người không bị mắc. Những người không mắc đó có khả năng miễn dịch với bệnh này.
+ Miễn dịch là gì ?
+ Có những loại miễn dịch nào?
+ Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì ?
BƯỚC 2: HS liên hệ thực tế, các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trả lời : sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt
BƯỚC 3: GV giảng giải về vắc xin.
BƯỚC 4: Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng những bệnh nào? I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:
- Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể.
- Kháng thể: Là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên.
- Cơ chế: chìa khoá ổ khoá.
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
- Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá.
+ Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
+ Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
II. Miễn dịch:
- Miễn dịch: Là khả năng cơ thể không mắc một số bệnh nào đó dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh.
Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: Khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể).
+ Miễn dịch nhân tạo: Tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng vắc xin.
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
HS đọc kết luận SGK
Các bạch cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể bằng những cơ chế nào?
Miễn dịch là gì ?
Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu:
Giúp HS vận dụng được các KT- KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời
1. Khi đã được tiêm phòng một loại bệnh nào đó, chúng ta có thể bị mắc loại bệnh đó không? Vì sao?
(Có, vì có thể:
- Sau một thời gian lượng kháng thể của chúng ta sẽ giảm dần dưới ngưỡng bảo vệ phải tiêm nhắc lại
- Các tác nhân gây bệnh có thể biến đổi theo thời gian ví dụ bệnh cúm do virus cúm gây nên, nhưng loại virus này biến thể rất nhanh Vacxin gần như không hiệu quả
- Tiêm vacxin không đủ liều lượng phải tuân thủ đúng liệu trình tiêm để đảm bảo phát huy tác dụng của vacxin
- Bị nhiễm bệnh ngay sau khi tiêm vacxin lúc ấy cơ thể chưa kịp tạo kháng thể)
2. Nêu hiểu biết của em về cơ chế lây nhiễm của virus HIV đối với cơ thể?
(Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường máu, virus HIV sẽ tấn công các tế bào bạch cầu lympho T-phòng tuyến cuối cùng của cơ thể, chúng sẽ sử dụng vật liệu di truyền của tế bào này để nhân lên và gắn với vật chất di truyền của tế bào T phá hủy tế bào T hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu, cuối cùng là bị vô hiệu hóa, cơ thể không còn được bảo vệ nên dễ dàng bị nhiễm những bệnh ”cơ hội” tử vong.
4. Dặn dò (1 phút)
Học bài trả lời câu hỏi SGK.
Đọc mục “em có biết”
- Tìm hiểu về cho máu và truyền máu.
* Rút kinh nghiệm bài học: