Giáo án PTNL bài 4: Mô

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 4: Mô. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………..
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………

BÀI 4: MÔ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm mô, phân biệt các loại mô chính trong cơ thể.
- HS nắm được cấu tạo và chức năng của từng loại mô trong cơ thể.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát kênh hình tìm kiến thức
- Kỹ năng khái quát hóa, kỹ năng - Hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khỏe.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hình SGK, phiếu học tập, tranh một số loại tế bào, tập đoàn Vônvốc, động vật đơn bào.
2. Chuẩn bị của HS:
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
BƯỚC 1:
- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày sự chuẩn bị của mình: Hãy kể tên những loại tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết?
+Tế bào trứng: Hình cầu
+ Tế bào hồng cầu: Hình đĩa
+Tế bào xương, tế bào thần kinh: Hình sao nhiều cạnh
+ Tế bào lót xoang mũi: Hình trụ
+Tế bào cơ trơn: Hình sợi dài.
- Vì sao tế bào lại có hình dạng khác nhau?
Vì chúng có những chức năng khác nhau.
BƯỚC 2: GV: Ở lớp 6 các em đã được tìm hiểu về mô thực vật. Một bạn nhắc lại khái niệm.
+ Các tế bào giống nhau , cùng làm một nhiệm vụ họp thành một nhóm gọi là mô. Vd: Mô nâng đỡ, mô dự trữ, mô che chở, mô phân sinh, mô mềm,…
Mỗi cơ quan của cây do nhiều mô hợp thành.
-GV: Vậy mô ở động vật gồm những loại nào, có gì giống và khác so với mô thực vật, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Khái niệm mô.
Mục tiêu: HS nêu được khái niệm mô, cho ví dụ về mô ở thực vật.
BƯỚC 1: Các nhóm HS tự nghiên cứu SGK trang 14, 15, 16. Quan sát hình 4.2, 4.3, 4.4, trả lời
+ Mô cơ vân (A): Gồm tế bào dài, nhiều nhân, có vân ngang.
+Mô cơ tim(B): Gồm các tế bào dài, phân nhánh, có nhiều nhân.
+Mô cơ trơn(C): Gồm tế bào hình thoi, đầu nhọn, chỉ có 1 nhân.
- HS khác nhận xét bổ sung
BƯỚC 2: GV: Thế nào là mô ?
- Trong mô, ngoài các tế bào còn có yếu tố không có cấu tạo tế bào gọi là phi bào.
Hoạt động 2: Các loại mô
Mục tiêu: HS phải chỉ rõ cấu tạo và chức năng của từng loại mô, thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô.
BƯỚC 1: GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học tập. I. Khái niệm mô.

- Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định.
- Mô gồm tế bào và phi bào.

II. Các loại mô.
Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh
Đặc điểm cấu tạo - Các tế bào xếp sít nhau thành lớp dày phủ mặt ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như: Ruột, bóng đái, mạch mấu, các ống dẫn
- Ví dụ: Tập hợp tế bào dẹt tạo nên bề mặt da - Các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền
- Có ở hầu hết các cơ quan: Dưới lớp da, gân, dây chằng, sụn, xương.
Ví dụ: Máu Gồm các tế bào hình thoi dài xếp thành lớp, thành bó. Trong tế bào có nhiều tơ cơ
VD: Tập hợp tế bào tạo nên thành tim - Gồm các tế bào thần kinh (nơron) và tế bào thần kinh đệm
- Nơron có thân nối với sợi trục và các sợi nhánh
Chức năng Bảo vệ, hấp thụ và tiết (mô sinh sản làm nhiệm vụ sinh sản) Nâng đỡ, liên kết các cơ quan, đệm (máu vận chuyển các chất) Co, dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và cơ thể. - Tiếp nhận kích thích.
- Dẫn truyền xung thần kinh.
- Xử lí thông tin.
- Điều hoà hoạt động các cơ quan.
BƯỚC 2: Đại diện nhóm trình bày (4 nhóm)
BƯỚC 3: GV nhận xét kết quả các nhóm và nêu đáp án đúng.
BƯỚC 4: GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận:
+ Máu thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp và loại mô đó?
+ Giữa mô cơ vân, cơ trơn, cơ tim có đặc điểm nào khác nhau về cấu tạo và chức năng?
+ Máu gồm huyết tương và các tế bào máu thuộc loại mô liên kết. Vì máu gồm nhiều tế bào máu nằm rải rác trong huyết tương.
+ Mô cơ vân và mô cơ tim: tế bào có nhiều nhân, có vân ngang và hoạt động theo ý muốn
+ Mô cơ trơn: tế bào hình thoi có 1 nhân ở giữa và hoạt động ngoài ý muốn.
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
(1) Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
(2) Trả lời câu hỏi SGK.
Cơ vân Cơ trơn Cơ tim
Đặc điểm cấu tạo Tb dài, có nhiều nhân, có vân ngang Tb hình thoi đầu nhọn, chỉ có 1 nhân Tb dài, phân nhánh, có nhiều nhân
Sự phân bố trong cơ thể Gắn với xương Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng, thực quản, khí quản, khoang miệng Tạo thành tim
Khả năng co giãn Co giãn nhiều Co giãn ít hơn cơ vân và cơ tim Co giãn kém cơ vân
Trên chiếc chân giò lợn các loại mô: Mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.
(4) Bài tập: Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất
1 . Chức năng của mô biểu bì là:
Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể.
Bảo vệ, che chở và tiết các chất
Co giãn và che chở cho cơ thể
2. Mô liên kết có cấu tạo:
Chủ yếu là tế bào có hình dạng khác nhau
Các tế bào dài, tập trung thành bó
Gồm tế bào và phi bào
3. Mô thần kinh có chức năng:
Liên kết các cơ quan trong cơ thể với nhau.
Điều hòa hoạt động các cơ quan.
Giúp các cơ quan hoạt động dễ dàng.
Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu:
Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Ta có thể chủ động làm cho bắp cơ ở cánh tay ta rút ngắn, phình to hoặc duỗi ra. Nhưng tại sao khi cơ ở ruột co thắt nhiều gây đau bụng ta không thể tự điều khiển cho cơ này giảm co thắt để khỏi đau bụng?
- Cơ ở cánh tay là cơ vân, gắn với xương, cơ này hoạt động theo ý muốn.
- Cơ ở thành ruột là cơ trơn hoạt động không theo ý muốn.
4. Dặn dò (1 phút)
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 4 SGK.
Đọc trước bài 5
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.