Giáo án PTNL bài 42: Vệ sinh da

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 42: Vệ sinh da. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………..
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………
BÀI 42: VỆ SINH DA
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp, bảo vệ da, rèn luyện da
- Có ý thức vệ sinh, phòng tránh các bệnh về da.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, liên hệ thực tế.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Có thái độ và hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II- CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về bệnh ngoài da: bệnh phong, ghẻ lỡ, nấm da, lang ben, lác biếc….
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
? Da có cấu tạo như thế nào ? có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn hay không ? vì sao ?
? Da có những chức năng gì ? nêu đặc điểm cấu tạo giúp da thực hiện được chức năng đó ?
3. Bài mới:
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên chia lớp ra làm 2 nhóm mỗi nhóm cử một bạn lên thi các bạn khác cổ vũ. Trong vòng 1 phút hãy kể tên những bệnh ngoài da mà em biết
Học sinh: Ghẻ, lở, hắc lào, lang ben, nấm…
Nhóm nào ghi được nhiều bệnh hơn nhóm đó sẽ thắng
Giáo viên: Vậy chúng ta phải làm gì để có làn da khỏe mạnh và không bị mắc các bệnh ngoài da trên
Học sinh: giữ vệ sinh cơ thể
Giáo viên ngoài giữ vệ sinh cơ thể ra chúng ta cần phải làm gì nữa để có được làn da khỏe mạnh, để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
b. Hình thành kiến thức:
Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp, bảo vệ da, rèn luyện da
- Cá nhân tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
- 1 vài HS trình bày, lớp nhận xét và bổ sung.
- HS đề ra các biện pháp như
+ Da bẩn có hại như thế nào ?
+ Da bị xây xát có hại như thế nào ?
+ Giữ da sạch bằng cách nào ?
- HS đề ra các biện pháp như:
+ Tắm giặt thường xuyên.
+ Không nên nặn trứng cá…. I- Bảo vệ da:
- Da bẩn:
+ Là môi trường cho vi khuẩn phát triển.
+ Hạn chế hoạt động tuyến mồ hôi.
- Da bị xây xát dễ nhiễm trùng → cần giữ da sạch và tránh bị xây xát.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo
+ chống xay xát và thương tích cho da
Hoạt động 2 :
Mục tiêu: Có ý thức vệ sinh, phòng tránh các bệnh về da.
- HS ghi nhớ thông tin
B1: GV phân tích mối quan hệ giữa rèn luyện thân thể với rèn luyện da.
- HS đọc kĩ bài tập, thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến đánh dấu vào bảng 42.1 và bài tập trang 135.
B2: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập mục  SGK.
- 1 vài HS đọc kết quả, các nhóm khác bổ sung.
B3: GV chốt lại đáp án đúng.
- Khi tắm nước lạnh phải:
+ Được rèn luyện thường xuyên.
+ Trước khi tắm phải khởi động.
+ Không tắm lâu.
- HS chú ý lắng nghe. II- Rèn luyện da:
- Các hình thức rèn luyện da.
+ Tắm nắng lúc 8, 9 giờ.
+ Tham gia thể thao buổi chiều.
+ Xoa bóp.
+ Lao động chân tay vừa sức.
- Nguyên tắc rèn luyện:
+ Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.
+ Phù hợp với tình trạng sức khoẻ từng người.
+ Thường xuyên tắm nắng buổi sáng để tạo vitamin D chống bệnh còi xương.
Hoạt động 3:
Mục tiêu: HS biết cách phòng tránh bệnh ngoài da.
B1: GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 42.2.
B2: GV ghi nhanh lên bảng.
B3: GV sử dụng tranh ảnh giới thiệu một số bệnh ngoài da.
B4: GV đưa thêm thông tin về cách giảm nhẹ tác hại của bỏng.
- HS vận dụng hiểu biết của mình
+ Tóm tắt biểu hiện của bệnh.
+ Cách phòng bệnh.
- 1 vài HS đọc bài tập, lớp bổ sung. III- Phòng chống bệnh ngoài da:
- Các bệnh ngoài da do vi khuẩn, nấm, bỏng nhiệt, bỏng hoá chất ….
- Phòng bệnh:
+ Giữ vệ sinh thân thể.
+ Giữ vệ sinh môi trường
+ Tránh để da bị xây xát, bỏng.
- Chữa bệnh: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Củng cố
Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- HS đọc kết luận chung SGK.
- GV cho HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
5. Vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đờI-
? Tại sao có người chỉ dẫm phải đinh mà cũng dẫn đến tử vong?
? Tìm hiểu về trường hợp ghép da ở những người bị bỏng
6. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc trước bài 43 “Giới thiệu chung về hệ thần kinh”
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.