Giáo án VNEN bài Tài nguyên thiên nhiên (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Tài nguyên thiên nhiên (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 33: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm tài nguyên thiên nhiên. Nêu được tiêu chí phân loại và phân loại được các dạng tài nguyên thiên nhiên.
- Phân tích được vai trò của các dạng tài nguyên chủ yếu đối với đời sống của con người và sự phát triển kinh tế xã hội.
- Thình bày được thực trạng sử dụng, khai thác và giải pháp quản lí, bảo vệ nguồn TNTN.
2. Kĩ năng
- Quan sát; làm việc với bảng biểu; phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Kĩ năng hợp tác nhóm.
3. Thái độ
- Tự hào về sự đa dạng TNTN của đất nước. Phản đối các hoạt động khai thác và sử dụng TNTN lãng phí, không hiệu quả.
- Tích cực thực hiện và tuyên truyền các hoạt động bảo vệ TNTN ( rừng, đất, nước, năng lượng,...).
4. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic.
- Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM
- Các dạng tài nguyên thiên nhiên
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phiếu học tập, máy chiếu.
- Bảng nhóm, bút dạ, máy chiếu.
2. Học sinh
- Tìm hiểu về môi trường.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC
1. Phương pháp dạy học
- Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, dự án.
2. Kĩ thuật dạy học
- Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn phủ bàn, lắng nghe và phản hồi tích cực, chia sẻ nhóm đôi, phòng tranh.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm, cá nhân
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, phòng tranh
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Em biết gì về chu trình nước?
HS: thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, hoàn thiện vào bảng nhóm sau đó trưng bày sản phẩm.
+ Các nhóm nhận xét, đánh giá cho nhau.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, lắng nghe và phản hồi tích cực, phòng tranh.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 3: Chu trình nước trên trái đất
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát H.33 và giải thích:
+ Nước trên trái đất có ở đâu? Sự phân bố nước ở các vùng địa lí khác nhau.
+ Nêu đặc điểm nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam.
Sau đó thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
HS: Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp, lắng nghe các ý kiến góp ý và phản biện.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
3. Chu trình nước trên trái đất
- Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái đất. Nước Trái Đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước.
- Sự phân bố của nước ở các vùng địa lí khác nhau là khác nhau: Xa mạc, hoang mạc, rừng mưa nhiệt đới,… Tổng lượng nước trên trái đất là không đổi, nhưng con người có thể làm thay đổi chu trình tuần hoàn nước.
- Dân số tăng làm mức sống, sản xuất công nghiệp, kinh tế đều tăng, tăng nhu cầu của con người đối với môi trường tự nhiên, tác động đến tuần hoàn nước. Nhu cầu nước cho sinh hoạt, nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tăng làm giá nước tăng lên.
Các thành phố lớn, khu đô thị, nguồn nước sạch càng khan hiếm.
Đô thị hóa cùng với hệ thống thoát nước, cống rãnh xuống cấp làm tăng sự ngập lụt, ảnh hưởng đến quá trình lọc, bay hơi, và sự thoát hơi nước diễn ra trong tự nhiên.
Sự làm đầy tầng nước ngầm xảy ra với tốc độ ngày càng chậm.
Như vậy, con người có thể làm thay đổi chất lượng nước mà môi trường tự nhiên dành cho con người và có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước từ sông, hồ, nước ngầm và đến tất cả trên hành tinh này. Do đó, chúng ta cần phải hiểu được vấn đề và bảo vệ nguồn nước.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp
2. Phương pháp: Vấn đáp, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, lắng nghe và phản hồi tích cực.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nguồn nước trên trái đất rất dồi dào, vậy tại nhiều quốc gia lại có nguy cơ thiếu nước.
HS: Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm ngồn nước ở địa phương và cách khắc phục. D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà Tiếp tục tìm kiếm, thu thập tư liệu về thực trạng sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên từ mạng internet, từ ghi hình thực tế, …. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.