Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 28: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI (T6)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được khía niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
- Phát biểu được khái niệm về nhân tố sinh thái. Phân tích được tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật. Phân tích được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
- Vẽ đươc sơ đồ giới hạn nhiệt độ khi biết được các giới hạn của sinh vật.
2. Kĩ năng
- Quan sát; phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Kĩ năng hợp tác nhóm.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập.
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic.
- Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển năng lực tham gia và tổ chức hoạt động, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
II. TRỌNG TÂM
- Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh về các loại môi trường sống, bảng giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam, video.. bảng nhóm, bút dạ, máy chiếu.
2. Học sinh
- Tìm hiểu về môi trường và các nhân tố sinh thái.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC
1. Phương pháp dạy học
- Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan.
2. Kĩ thuật dạy học
- Giao nhiệm vụ, chia nhóm,động não, khăn phủ bàn, phòng tranh.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, khăn phủ bàn.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
+ Theo em, giữa các loài sinh vật khác nhau có thể có những mối quan hệ gì?
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, trực quan.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 5: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin, hoàn thành bảng 28.7
- Sau đó hoạt động nhóm cặp đôi so sánh với kết quả chuẩn và chấm chéo.
GV: nhận xét, đánh giá
GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Điền từ, cụm từ thích hợp trong phần in nghiêng và bảng 28.8.
- Trình bày trước lớp và đánh giá theo kĩ thuật phòng tranh.
HS: nhận xét, đánh giá.
GV: nhận xét, bổ sung. B. Hoạt động hình thành kiến thức
II. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NTST LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
2. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
b. Quan hệ khác loài
- Bảng 28.7:
Quan hệ hỗ trợ: 1, 5, 6, 9
Quan hệ cạnh tranh: 2, 3, 4, 7, 8, 10
- Bảng 28.8: cùng có lợi; có lợi, không có lợi cũng không có hại gì; kìm hãm; sống nhờ; ăn, ăn thịt.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin về thí nghiệm sau đó thảo luận nhóm:
+ Dự đoán sự thay đổi lượng oxi hòa tan trong các bình thí nghiệm để hoàn thành bảng 28.9.
+ Qua thí nghiệm em rút ra được kết luận gì.
HS: Thực hiện nhiệm vị GV giao, báo cáo kết quả
GV: nhận xét, bổ sung * Thí nghiệm:
Kết luận: cá và thực vật thủy sinh có mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề
3. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
+ Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và đối địch là gì?
HS: hoạt động căp đôi trao đổi chéo sản phẩm, nhận xét cho nhau.
GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập
- Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và đối địch là:
+ Quan hệ hỗ trợ: có ít nhất 1 bên có lợi hoặc cả 2 cùng có lợi.
+ Quan hệ đối địch: có 1 bên có hại hoặc cả 2 cùng có hại.
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu, giải thích hiện tượng những loài hoa nở về ban đêm thường có màu sắc nhạt (trắng hoặc vàng nhạt) và thường có cánh to hơn hoa nở ban ngày. D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng