Giáo án VNEN bài Môi trường và các nhân tố sinh thái (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Môi trường và các nhân tố sinh thái (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 28: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được khía niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
- Phát biểu được khái niệm về nhân tố sinh thái. Phân tích được tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật. Phân tích được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
- Vẽ đươc sơ đồ giới hạn nhiệt độ khi biết được các giới hạn của sinh vật.
2. Kĩ năng
- Quan sát; phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Kĩ năng hợp tác nhóm.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập.
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic.
- Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển năng lực tham gia và tổ chức hoạt động, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
II. TRỌNG TÂM
- Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh về các loại môi trường sống, bảng giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam, video.. bảng nhóm, bút dạ, máy chiếu.
2. Học sinh
- Tìm hiểu về môi trường và các nhân tố sinh thái.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC
1. Phương pháp dạy học
- Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan.
2. Kĩ thuật dạy học
- Giao nhiệm vụ, chia nhóm,động não, khăn phủ bàn, phòng tranh.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, khăn phủ bàn.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát H28.1/ SHD tr.173:
Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
+ Các thành phần có trong môi trường sống của sinh vật?
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, trực quan.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 2: Nhân tố sinh thái của môi trường
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Quan sát các hình vẽ, đọc thông tin mục 2 trong SHDH
Hoạt động nhóm thảo luận:
+ Liệt kê các yếu tố của môi trường tác động lên các chép.
+ Nêu khái niệm nhân tố sinh thái.
+ Phân loại nhân tố sinh thái.
HS: trình bày trước lớp, lắng nghe ý kiến các nhóm khác và nhận xét của GV để hoàn thiện vào vở.
GV: Yêu cầu HS:
- Hoạt động cặp đôi: Điền bảng 28.2 sau đó trình bày trước lớp.
- Hoạt động cá nhân: Nhận xét sự thay đổi của các nhân tố:
+ Trong một ngày ánh sáng chiếu lên mặt đất thay đổi như thế nào?
+ Ở nước ta độ dài ngày đêm vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
+ Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào?
HS: Trình bày trước lớp, lắng nghe ý kiến và nhận xét của GV để hoàn thiện vào vở. B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
2. Nhân tố sinh thái của môi trường
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...
+ Nhân tố hữu sinh:
. Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,
. Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng...
- Sự thay đổi của các nhân tố sinh thái (theo từng môi trường và thời gian):
+ Trong 1 ngày ánh sáng tăng dần về buổi trưa, giảm về chiều tối.
+ Mùa hè ban ngày dài hơn mùa đông.
+ Mùa hè nhiệt độ cao, mùa thu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ thấp, mùa xuân ấm áp.
Hoạt động 3: Giới hạn sinh thái
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Quan sát H28.5 và trả lời câu hỏi:
+ Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam là bao nhiêu?
+ Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất?
+ Nếu nhiệt độ môi trường trên 5oC và dưới 42oC thì điều gì xảy ra với cá rô phi?
HS: Trả lời các câu hỏi
GV rút ra kết luận: từ 5oC - 42oC là giới hạn sinh thái của cá rô phi. 5oC là giới hạn dưới, 42oC là giới hạn trên. 30oC là điểm cực thuận.
GV: Yêu câu HS hoạt động nhóm thảo luận:
+ Giới hạn sinh thái là gì? Cho ví dụ
HS: Trình bày trước lớp, lắng nghe ý kiến các nhóm khác và nhận xét của GV để hoàn thiện vào vở.
GV giới thiệu thêm: Cá chép Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 2o C và trên 44oC, phát triển thuận lợi nhất ở 28oC.
Yêu cầu HS:
- HS hoạt động tập thể: Trình bày kết quả; Thảo luận nội dung và hoàn thiện vào vở
- HS hoạt động cá nhân: Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của vi khuẩn suối nước nóng và xương rồng xa mạc. 3. Giới hạn sinh thái
+ Từ 5oC tới 42oC.
+ 30oC
+ cá rô phi sẽ chết. Vì quá giới hạn chịu đựng của cá.
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 1.C/SHD Tr.182
HS: hoạt động căp đôi trao đổi chéo sản phẩm, nhận xét cho nhau.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu về sự tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
- Mỗi HS chuẩn bị 5 mẫu lá cây lấy ở nhiều môi trường khác nhau. D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.