Trắc nghiệm vật lý 10 bài 9: Tổng hợp và phân tích lực - điều kiện cân bằng của chất điểm

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 10 bài 9: Tổng hợp và phân tích lực - điều kiện cân bằng của chất điểm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các lực cân bằng là các lực 

  • A. Bằng nhau về độ lớn và tác dụng vào hai vật khác nhau.
  • B. Đồng thời tác dụng vào một vật và không gây gia tốc cho vật.
  • C. Bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau.
  • D. Bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào một vật.

Câu 2: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu sau đây là sai?

  • A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. 
  • B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
  • C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
  • D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.

Câu 3: Lực đặc trưng cho điều gì sau đây?

  • A. Năng lượng của vật nhiều hay ít.
  • B. Vật có khối lượng lớn hay bé.
  • C. Tương tác giữa vật này lên vật khác. 
  • D. Vật chuyển động nhanh hay chậm.

Câu 4: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:

  • A. $F=F_{1}^{2} + F_{2}^{2}$
  • B. $\left | F_{1}-F_{2} \right |\leq F\leq F_{1}+F_{2}$
  • C. $F=F_{1}+F_{2}$
  • D. $F=\sqrt{F_{1}^{2} + F_{2}^{2}}$

Câu 5: Hai lực thành phần  $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ có độ lớn $F_{1} = 50 N$ và $F_{2} = 35 N$ đồng quy hợp với nhau một góc $180^{o}$ thì hợp lực của chúng có độ lớn bằng

  • A. 15 N.
  • B. 85 N.
  • C. 7,5 N.
  • D. 42,5 N.

Câu 6: Hai lực đồng quy $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ hợp với nhau một góc $\alpha$, hợp lực của hai lực này có độ lớn là

  • A. $F=F_{1}^{2} + F_{2}^{2}$
  • B. C. $F=F_{1}-F_{2}$
  • C. $F=\sqrt{F_{1} + F_{2}}$
  • D. $F=\sqrt{F_{1}^{2} + F_{2}^{2}+2F_{1}F_{2}cos\alpha}$

Câu 7: Cho hai lực đồng quy $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ có độ lớn bằng 16 N và 14 N. Độ lớn hợp lực F của chúng không thể bằng

  • A. 5 N.
  • B. 20 N.
  • C. 30 N.
  • A. 1 N.

Câu 8: Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ thì vectơ vận tốc của chất điểm

  • A. Cùng phương, cùng chiều với lực $\overrightarrow{F_{2}}$.
  • B. Cùng phương, cùng chiều với lực $\overrightarrow{F_{1}}$.
  • C. Cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$.
  • D. Cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$.

Câu 9: Chọn phát biểu sai?

  • A. Đơn vị của lực là niutơn (N).
  • B. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
  • C. Luôn có thể phân tích lực theo hai phương bất kì.
  • D. Phân tích lực là phép làm ngược lại với tổng hợp lực. 

Câu 10: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 5 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là?

  • A. 10 N.
  • B. 20 N.
  • C. 30 N.
  • D. 40 N.

Câu 11: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực nàu có độ lớn là?

  • A. 7 N.
  • B. 5 N.
  • C. 1 N.
  • D. 12 N.

Câu 12: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 10N, có $(\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}})=60^{o}$. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

  • A. 17,3 N.
  • B. 20 N.
  • C. 14,1 N.
  • D. 10 N.

Câu 13: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?

  • A. 7 N.
  • B. 13 N.
  • C. 20 N.
  • D. 22 N.

Câu 14: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là?

  • A. 90o.
  • B. 30o.
  • C. 45o.
  • D. 60o.

Câu 15: Trọng lực $\overrightarrow{P}$ tác dụng vào vật nằm trên mặt phẳng dốc nghiêng như hình vẽ. Phân tích $\overrightarrow{P} = \overrightarrow{P_{t}}+\overrightarrow{P_{n}}$. Kết luận nào sau đây là sai?

  • A. $P_{t}=Psin\alpha$.
  • B. $\overrightarrow{P_{t}}$ có tác dụng kéo vật xuống dốc.
  • C. $\overrightarrow{P_{n}}$ có tác dụng kéo vật xuống dốc.
  • D. $\overrightarrow{P_{t}}$ luôn đóng vai trò lực kéo vật xuống dốc. 

Câu 16: Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng, đồng quy, có cùng độ lớn 15N. Biết góc tạo bởi các lực $(\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}})=(\overrightarrow{F_{2}},\overrightarrow{F_{3}})=60^{o}$. Hợp lực của ba lực này có độ lớn là: 

  • A. 30 N.
  • B. 20 N.
  • C. 15 N.
  • D. 45 N.

Câu 17: Cho ba lực đồng phẳng, đồng quy $\overrightarrow{F_{1}}, \overrightarrow{F_{2}}, \overrightarrow{F_{3}}$ có độ lớn lần lượt là 16N,12N và 12N. Góc tạo bởi các lực $(\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}})=30^{o}$ và $(\overrightarrow{F_{2}},\overrightarrow{F_{3}})=120^{o}$. Hợp lực của ba lực này có độ lớn là:

  • A. 27,62 N.
  • B. 10 N.
  • C. 16 N.
  • D. 20 N.

Câu 18: Cho ba lực đồng quy có cùng độ lớn F và cùng nằm trong một mặt phẳng. Biết góc tạo bởi các lực $(\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}})=(\overrightarrow{F_{2}},\overrightarrow{F_{3}})=120^{o}$. Hợp lực của chúng bằng

  • A. 0.
  • B. F.
  • C. 2F.
  • D. 3F.

Câu 19: Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Đông, lực F2 = 20 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Tây, lực F4 = 36 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là?

  • A. 28 N.
  • B. 20 N.
  • C. 4 N.
  • D. 26,4 N.

Câu 20: Một lực có độ lớn 12 N được phân tích thành hai lực  $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$. Biết  các lực tạo với nhau một góc $(\overrightarrow{F_{1}},\overrightarrow{F_{2}})=150^{o}$ và $F_{2}$ có giá trị lớn nhất. Độ lớn của các lực $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ lần lượt là

  • A. $8\sqrt{3} N$ và $24 N$
  • B. $8\sqrt{3} N$ và $4\sqrt{3} N$
  • C. $4\sqrt{3} N$ và $8\sqrt{3} N$
  • D. $4\sqrt{3} N$ và $24 N$

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

CHƯƠNG 5: CHẤT KHÍ

CHƯƠNG 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

CHƯƠNG 7: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập