Câu 1: Chọn đáp án đúng.
- A. Quỹ đạo là một đường thẳng mà trên đó chất điểm chuyển động.
- B. Một đường cong mà trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.
-
C. Quỹ đạo là một đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động.
- D. Một đường vạch sẵn trong không gian trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.
Câu 2: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ xuống một đường dốc với gia tốc không đổi là 5 m/s$^{2}$. Sau 2 s thì nó tới chân dốc Quãng đường mà vật trượt được trên đường dốc là
- A. 12,5 m.
- B. 7,5 m.
- C. 8 m.
-
D. 10 m.
Câu 3: Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng?
- A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
-
B. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
- C. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.
- D. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.
Câu 4: Một người chỉ đường cho một khách du lịch như sau: “Ông hãy đi dọc theo phố này đến bờ một hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách sạn S”. Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào?
- A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc.
- B. Các dùng các trục tọa độ.
-
C. Dùng cả hai cách A và B.
- D. Không dùng cả hai cánh A và B.
Câu 5: Một chiếc xe chạy trên đường thẳng với vận tốc ban đầu là 12 m/s và gia tốc không đổi là 3 m/s$^{2}$ trong thời gian 2 s. Quãng đường xe chạy được trong khoảng thời gian này là
-
A. 30 m.
- B. 36 m.
- C. 24 m.
- D. 18 m.
Câu 6: Hình dưới đây cho biết đồ thị tọa độ của một xe chuyển động thẳng. Vận tốc của nó là 5 m/s. Tọa độ của xe lúc t=0
- A. 0 m.
- B. 10 m.
-
C. 15 m.
- D. 20 m.
Câu 7: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.
-
B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
- C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
- D. Một chiếc lá đang rơi.
Câu 8: Một ôtô chuyển động đều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 60 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường nhưng xe xuất phát từ một địa điểm trển đoạn đường cách bến xe 4 km. Chọn bến xe là vật mốc, chọn thời điểm xe xuất phát làm gốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động. Phương trình chuyển động của ôtô trên đoạn đường này là:
- A. x = 60t (km ; h).
- B. x = 4 – 60t (km ; h).
-
C. x = 4 + 60t (km ; h).
- D. x = -4 + 60t (km ; h).
Câu 9: Một viên đá được thả từ một khí cầu đang bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 5 m/s, ở độ cao 300 m. Viên đá chạm đất sau khoảng thời gian
-
A. 8,35 s.
- B. 7,8 s.
- C. 7,3 s
- D. 1,5 s.
Câu 10: Một người đi xe đạp từ nhà tới trường theo một đường thẳng, với tốc độ 15 km/h. Khoảng cách từ nhà đến trường là 5 km. Chọn hệ trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng chuyển động, gốc O tại trường, chiều dương ngược với chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xuất phát. Phương trình chuyển động của người đó có dạng
- A. x = 5 + 15t (km).
-
B. x = 5 – 15t (km).
- C. x = -5 +15t (km).
- D. x = -5 – 15t (km).
Câu 11: Một vật rơi từ độ cao 10 m so với một sàn thang máy đang nâng đều lên với vận tốc 0,5 m/s để hứng vật. Trong khi vật rơi để chạm sàn, sàn đã được nâng lên một đoạn bằng (g = 10 m/s$^{2}$).
- A. 0,71 m.
-
B. 0,48 m.
- C. 0,35 m.
- D. 0,15 m.
Câu 12: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10s. Độ tăng vận tốc trong khoảng thời gian này là
- A. 10 m/s.
-
B. 20 m/s.
- C. 15 m/s.
- D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 13: Ba xe chuyển động trên cùng một đường thẳng. Đường biểu diễn tọa độ theo thời gian của ba xe I, II, III cho trên hình dưới đây.
Tìm câu sai
- A. Ba xe chạy thẳng đều và chạy nhanh như nhau.
-
B. Xe III chạy nhanh nhất, rồi đến xe II và xe I.
- C. Xe III và xe II cùng khởi hành một lúc, còn xe I khởi hành sau một thời gian.
- D. Xe III không xuất phát cùng một địa điểm với xe II và xe I.
Câu 14: Hệ quy chiếu bao gồm
- A. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
- B. hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ.
- C. vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
-
D. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 15: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/s2. Quãng đường xe chạy được trong giây thứ hai là
- A. 4 m.
-
B. 3 m.
- C. 2 m.
- D. 1 m.
Câu 16: Hai chất điểm rơi tự do từ các độ cao h1, h2. Coi gia tốc rơi tự do của chúng là như nhau. Biết vận tốc tương ứng của chúng khi chạm đất là v1 = 3v2 thì tỉ số giữa hai độ cao tương ứng là
- A. h1 = (1/9)h2.
- B. h1 = (1/3)h2.
-
C. h1 = 9h2.
- D. h1 = 3h2.
Câu 17: Hai vật A và B chuyển động tròn đều trên hai đường tròn tiếp xúc nhau. Chu kì của A là 4s, còn chu kì của B là 2s. Biết rằng tại thời điểm ban đầu chúng xuất phát cùng một lúc từ điểm tiếp xúc của hai đường tròn và chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật gặp nhau là
- A. 1 s.
- B. 2 s.
- C. 6 s.
-
D. 4 s.
Câu 18: Trên một đoạn đường thẳng dài 120 km, một chiếc xe chạy với tốc độ trung bình là 60 km/h. Biết rằng trên 30 km đầu tiên, nó chạy với tốc độ trung bình là 40 km/h, còn trên đoạn đường 70 km tiếp theo, nó chạy với tốc độ trung bình là 70 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường còn lại là
- A. 40 km/h.
- B. 60 km/h.
-
C. 80 km/h.
- D. 75 km/h.
Câu 19: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?
- A. Gia tốc của chuyển động không đổi.
- B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi.
- C. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian.
-
D. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian.
Câu 20: Một người chạy thể dục buổi sáng, trong 10 phút đầu chạy được 3,0 km; dừng lại nghỉ trong 5 phút, sau đó chạy tiếp 1500 m còn lại trong 5 phút. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quãng đường là
- A. 300 mét/phút.
-
B. 225 mét/phút.
- C. 75 mét/phút.
- D. 200 mét/phút.